Trung Quốc dùng vàng để theo đuổi sức mạnh toàn cầu

01/05/2015 13:00
01-05-2015 13:00:00+07:00

Trung Quốc dùng vàng để theo đuổi sức mạnh toàn cầu

Sau 5 năm “im hơi lặng tiếng”, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới chịu giải thích về một bí mật của hệ thống tài chính toàn cầu, đó là lượng dự trữ vàng của Trung Quốc.

* Đồng nhân dân tệ sẽ chiếm 10% dự trữ tiền tệ thế giới vào 2025

* Mỹ: Đồng nhân dân tệ chưa đủ điều kiện vào giỏ tiền tệ IMF

 

Từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc chưa hề cập nhật lại số vàng dự trữ chính thức của họ mà vẫn giữ nguyên con số cũ 1.054 tấn, thua xa Mỹ, IMF, và các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Ý.

Các nhà phân tích cho rằng từ năm 2009 đến nay, Bắc Kinh chắc chắn có thu mua thêm vàng, nâng lượng dự trữ hiện tại lên khoảng từ 3,000-10.000 tấn. Hiện lượng dự trữ vàng của Mỹ là 8,133 tấn.

Ian MacDonald, Chủ tịch sàn giao dịch vàng Gold Frontiers, cho biết: “Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng họ mua thêm vàng. Nhiều người trong nghề cho chúng tôi biết là họ đang vận chuyển nhiều vàng vào Trung Quốc. Bản thân tôi được biết một công ty của Mỹ năm ngoái đã vận chuyển 40 tấn vàng đến Trung Quốc”.

Trung Quốc cũng đang thu về từ 500-600 tấn vàng được sản xuất hàng năm trong nước và nhập khẩu hàng trăm tấn nữa qua ngả Hồng Kông. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), chỉ tính riêng tổng lượng cầu hàng năm từ khu vực tư nhân (trang sức, đầu tư và dùng trong các ngành công nghiệp) là đã gấp đôi con số trên, khoảng 1,200 tấn. Đến giờ vẫn không ai biết chính xác lượng vàng dự trữ chính thức của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) là bao nhiêu.

Vậy tại sao dự trữ vàng của Trung Quốc lại quan trọng với hệ thống tài chính quốc tế và IMF phải làm gì với họ?

Có lẽ Bắc Kinh tin vào câu: “Ai có vàng thì người đó có quyền ra luật lệ”.

Chris Powell, Chủ tịch Ủy ban Hành động chống độc quyền vàng, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên giám sát các thị trường vàng, cho biết: “Ai có nhiều vàng nhất sẽ có thể kiểm soát giá trị của vàng. Nếu kiểm soát được giá trị của vàng thì bạn có thể kiểm soát được giá trị của tất cả các đồng tiền khác. Khi Henry Kissinger còn làm Ngoại trưởng Mỹ, ông cũng tin vào lý thuyết đó. Tôi chắc chắn rằng Trung Quốc ý thức rất rõ về điều này”.

Claudio Grass của Global Gold AG, Thụy Sỹ, đồng ý rằng trong quá khứ điều này hoàn toàn đúng. “Một trong những lý do khiến USD trở thành đồng tiền dự trữ như hiện nay là vì Mỹ đã thu gom 70% lượng vàng dự trữ từ thị trường tự do sau chiến tranh thế giới thứ 2. Cuối thập niên 1940, Mỹ đã đạt 22,000 tấn dự trữ,” ông nói.

Tiết lộ của IMF

Công chúng có thể sẽ sớm biết được Trung Quốc thực sự có bao nhiêu vàng, hay sức mạnh.

IMF sẽ tiến hành những sửa đổi về đồng tiền dự trữ, hay còn gọi là quyền rút vốn đặc biệt (SDR), trong năm nay. Cho đến nay, chỉ có đồng USD, euro, yen Nhật và bảng Anh là nằm trong nhóm SDR. Bắc Kinh muốn đồng Nhân dân tệ của họ được đưa vào nhóm SDR trong năm nay.

“Đó là lúc họ sẽ phải tiết lộ sự thật. Nếu họ muốn đồng tiền của họ năm trong nhóm SDR, họ sẽ phải cho công chúng biết là đang dự trữ bao nhiêu vàng,” Willie McLucas, một “cựu binh” trong ngành giao dịch vàng toàn cầu, hiện đang làm cho McLucas Family Holdings, lên tiếng.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc tiết lộ lượng vàng dự trữ là một phần trong “thủ tục” trở thành thành viên của SDR, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức gì về điều này.

Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đang nghiêm túc xem xét nỗ lực của Trung Quốc khi một cuộc họp của các ngân hàng trung ương toàn cầu với tên gọi “Vàng, đồng Nhân dân tệ và hệ thống dự trữ đa tiền tệ” đã được tổ chức ở Washington hôm 17/04/2015. Chúng ta sẽ được nghe những thông báo chính thức từ IMF trong tháng 5 hoặc trong bảng sửa đổi SDR chính thức vào mùa thu năm nay.

Nếu Trung Quốc thành công, chúng ta có thể thấy quyền biểu quyết của họ tại IMF tăng lên và họ sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn trên phương diện quốc tế. Cho đến nay, Trung Quốc chỉ có 3.81% số phiếu tại IMF, quá thấp so với mức 16.75% của Mỹ. Được vào nhóm SDR cũng là một bước tiến của Trung Quốc trong tham vọng quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.

Chiến lược vàng

Cho dù kế hoạch cuối cùng của Trung Quốc sau khi họ công bố lượng vàng dự trữ và trở thành thành viên SDR là gì đi nữa thì trong tương lai quốc gia này cũng có thể phải mua vàng nhiều hơn nữa.

“Càng có nhiều vàng thì Trung Quốc càng ít phải chịu sự kiểm soát của Mỹ. Trung Quốc hiện đang dự trữ ngoại hối bằng trái phiếu Chính phủ Mỹ, vốn có thể bị từ chối thanh toán... chỉ trong 1 phút,” Powell cho biết. McLucas cho rằng việc Trung Quốc đang giữ phần lớn vàng của mình ngay trong quốc gia này, thay vì để ở Luân Đôn và New York cũng là một điều hết sức quan trọng. Hiện hầu hết các quốc gia phương Tây đang có khoảng 70% dự trữ ngoại hối bằng vàng, phần lớn chứa tại Luân Đôn, New York, Zurich và Paris.

Powell chỉ ra rằng hiện phần lớn trong số 4.4 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là bằng đồng USD. Nếu thế giới thật sự không muốn dùng USD làm đồng tiền dự trữ thì khi đó Nhân dân tệ cũng không đạt chuẩn (để trở thành đồng tiền dự trữ) vì nó được hỗ trợ phần lớn bởi các tài sản tính theo đồng USD.

Vàng có thể giúp giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc muốn tăng lượng dự trữ lên 70% như nhiều quốc gia khác thì họ sẽ phải mua thêm 79,000 tấn nữa với giá 1,200 USD/ounce – một hành động không thể không khiến cho giá vàng lại “đạt đỉnh”, một điều mà những người hâm mộ kim loại quý này vốn trông chờ đã lâu.

Tuy nhiên, Chris Powell cũng nhắc các nhà đầu tư vàng cẩn thận: “Họ sẽ không theo đuổi một chính sách với mục đích làm hài lòng những tín đồ vàng của phương Tây đâu”.

Nhã Thanh (Theo Seeking Alpha)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giới chuyên gia: Đồng Nhân dân tệ hạ giá chỉ là tạm thời

Chỉ số giá trị của đồng NDT so với các đối tác thương mại chính của Trung Quốc tăng gần 3% do đồng yen của Nhật Bản giảm mạnh 9% và đồng won Hàn Quốc giảm 5% so với...

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai cao kỷ lục

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm gần 80% xuống 3.570 tỷ yen nhờ xuất khẩu tăng 2,1% lên 101.870 tỷ yen trong khi nhập khẩu giảm 10,3% xuống 105.440 tỷ yen.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sụt giảm tính đến cuối tháng Tư

Tính đến cuối tháng Tư vừa qua, quy mô dự trữ ngoại hối của nền kinh tế Trung Quốc đạt 3.200,8 tỷ USD, giảm 1,38% so với cuối tháng Ba.

Tiền mất giá, lãi suất có tăng mạnh?

Ngày 24-4, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Indonesia bất ngờ nâng lãi suất ngắn hạn lên 6,25%/năm nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm...

Các ông lớn Phố Wall chạy đua trên thị trường trái phiếu

Sau khi chinh phục thị trường cổ phiếu, các công ty giao dịch công nghệ cao cuối cùng cũng giành được chỗ đứng trong phân khúc trái phiếu.

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98