Đâu là rủi ro lớn nhất của thị trường chứng khoán hiện nay?

03/07/2015 10:58
03-07-2015 10:58:49+07:00

Đâu là rủi ro lớn nhất của thị trường chứng khoán hiện nay?

Theo ông Nguyễn Hữu Bình – Trưởng phòng Phân tích CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS), có nhiều vấn đề mà nhà đầu tư thực sự chưa yên tâm về thị trường chứng khoán hiện nay. Các rủi ro về dòng tiền, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lãi suất hay biến động tình hình tài chính quốc tế sẽ tác động nhiều lên thị trường.

Ông Nguyễn Hữu Bình

Ông có nhìn nhận như thế nào về bức tranh thị trường trong 6 tháng đầu năm 2015?

Có thể nói gọn lại hai từ “khác biệt”.

Nhìn chung, điểm số của cả hai chỉ số đều có bước tăng đáng kể, nhưng thực tế ở từng cổ phiếu lại hoàn toàn khác biệt. Nếu so sánh với những sóng tăng giá trước thì đây là một nhịp tăng giá rất khó lường. Tôi cho rằng vẫn có rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) đang thua lỗ nặng nề dù xu hướng thị trường vẫn đang tăng.

Thị trường phản ứng tất cả mọi vấn đề nhanh và trong xu thế hoài nghi. Dòng tiền vào thị trường có vẻ như không thực sự dồi dào như trước khi nó vận động nhanh. Những góc nào dòng tiền chảy đến thì giá tăng và ngược lại. Nhưng điều quan trọng là nó vận động rất nhanh nên hầu như không giữ được giá tăng.

Còn hiện nay, rủi ro lớn nhất của thị trường là gì thưa ông?

Từ khi thị trường còn đang xu hướng giảm điểm giai đoạn tháng 5, tôi đánh giá năm nay sẽ rất khó khăn với chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường sẽ có một nhịp hồi phục trở lại và mức điểm sẽ đạt đến ngưỡng 600 điểm (+/-10).

Yếu tố thứ nhất tác động lên thị trường hiện nay là do dòng tiền đang yếu đi khi nó bị chặn lại bởi Thông tư 36, bị rút vốn ra bởi bất động sản (BĐS) hay cổ phần hóa. Một điểm quan trọng nữa chính là sự phát hành quá nhanh và nhiều của doanh nghiệp đã làm cho cổ phiếu không thể tăng giá. Điều này đã phản ánh rất rõ trong giai đoạn 2011-2012.

Thứ hai, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn hơn khi tốc độ hội nhập ngày càng lớn. Các chỉ số về thu nhập cho thấy doanh nghiệp khó duy trì được khả quan so với năm trước đó.

Thứ ba là vì sao các tín hiệu vĩ mô rất tích cực và có phần khả quan nhất trong 3 năm trở lại đây mà thị trường chứng khoán (TTCK) lại phản ánh có phần ngược lại. Rõ ràng là đằng sau nó vẫn có những vấn đề mà NĐT chưa thực sự yên tâm.

Thứ tư, câu chuyện lãi suất thấp đã phản ánh hết vào thị trường. Tín hiệu tăng lãi suất gần đây sẽ sớm tác động tới TTCK trong giai đoạn nửa cuối năm nay.

Cuối cùng là thế giới cũng đang khá bấp bênh và ghập ghềnh, đặc biệt là khi Fed chuẩn bị tăng lãi suất khiến dòng vốn dịch chuyển ngày một mạnh.

Trên cơ sở đó thì ông nhận định xu hướng thị trường trong quý 3 sẽ như thế nào? Vào do yếu tố nào tác động chính?

Như đã phân tích ở trên, tôi không đánh giá cao nhịp tăng giá này mà chỉ nhìn nhận nó như một sự hồi phục sau nhịp giảm dài kỳ kể từ tháng 9/2014. Vì thế mức điểm kỳ vọng của tôi chỉ xoay quanh 600 điểm (+/-10). Mốc 600 điểm sắp có cơ hội được chinh phục nhưng phải nói rằng con đường đi đến đó thực sự ghập ghềnh và khó khăn.

Cũng có thể sau khi chinh phục được mốc này, dòng tiền sẽ chảy mạnh hơn đẩy chỉ số tăng nhanh hơn nhưng khi đó thị trường cũng có thể lại điểm cuối của nhịp hồi phục này. Thị trường vẫn trong xu hướng tăng điểm dù khó khăn và nó phần nào sẽ được trợ giúp bởi mùa báo cáo kết quả kinh doanh bán niên.

Quan điểm của ông về những điểm mới trong dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 74/2011/TT-BTC?

Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 74 là điểm mới sẽ góp phần cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, ở Thông tư này vẫn có những điểm cần xem xét đặc biệt như quy định về giao dịch T+0. Với một số quy định, nó sẽ khiến cho thị phần tập trung vào một số ít công ty chứng khoán (CTCK) và đẩy nhiều CTCK nhỏ vào khó khăn. Trong ngắn hạn có thể mang đến lợi ích cho NĐT nhưng khi quá tập trung có thể sẽ lại là con dao hai lưỡi với NĐT khi các công ty này áp đặt những quy định riêng.

Sau ngày 01/07 sẽ có nhiều chính sách “cởi trói” cho ngành bất động sản, ông có cho rằng thị trường bất động sản có thể trở thành kênh đầu tư “soán ngôi” chứng khoán không?

Đánh giá hẳn về một mảng BĐS là thực sự khó, đặc biệt là so sánh với chứng khoán. Nhưng theo tôi, TTCK nếu ảm đạm thì dòng tiền sẽ tiếp tục luân chuyển và BĐS sẽ là nơi đến. Với những chính sách hiện tại, khu vực BĐS đang ấm lên đôi chút nên đang có sức hút nhất định.

Tuy nhiên, đầu tư vào BĐS không hề dễ dàng và sẽ khó khăn hơn những năm trước rất nhiều. Hiện tại, nhu cầu để ở rất lớn nhưng chỉ thuộc về phân khúc giá thấp. Trong khi đó, dòng tiền không quá mạnh và thu nhập NĐT không quá dồi dào để có thể mang đến lợi nhuận lớn từ đầu tư BĐS.

Gần đây, trên thị trường chứng khoán xuất hiện rất nhiều các thương vụ M&A và sau đó giá cổ phiếu tăng rất đột biến? Ông có bình luận gì về hiện tượng này?

Thực ra câu chuyện này xuất hiện nhiều trên TTCK thế giới, hầu hết các công ty bị thâu tóm giá tăng rất mạnh.

Ở Việt Nam tôi thấy rất khó bởi hầu như khi thông tin này được công bố thì giá đã tăng quá nhiều rồi. Một phần cũng bởi quá trình gom mua kéo dài nên không nhiều NĐT còn dám mạo hiểm với nó để hưởng lợi.

Ông đánh giá như thế nào về chất lượng nguồn cung trên thị trường chứng khoán hiện nay?

Với quy định thắt chặt hơn khi doanh nghiệp muốn niêm yết nên chuẩn mực này đã sàng lọc ra nhiều doanh nghiệp thực sự tốt. Về cơ bản thì chưa có nhiều cổ phiếu lên sàn thực sự hấp dẫn khiến NĐT cảm thấy sôi sục.

Xin cám ơn ông!

Sanh Tín





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 26/04: Cần thêm thời gian tạo đáy?

Theo DAS, nhà đầu tư giảm nhịp độ giao dịch khi thị trường sẽ có kỳ nghỉ dài và không có tin tức nổi bật. VN-Index cần thêm thời gian tạo đáy và tích lũy trước khi...

Góc nhìn 25/04: Nên giao dịch cẩn trọng

VDS khuyến nghị nhà đầu tư cần tránh mua đuổi và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng cản để đánh giá lại trạng thái...

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98