Hàng chục nghìn người góp tiền trả nợ cho Hy Lạp

01/07/2015 13:15
01-07-2015 13:15:36+07:00

Hàng chục nghìn người góp tiền trả nợ cho Hy Lạp

Thom Feeny, 29 tuổi, nhân viên một tiệm giày ở London kêu gọi mỗi công dân châu Âu ủng hộ ít nhất 3 euro để giúp Hy Lạp có gần 1,6 tỷ euro trả nợ.

Trong khi các cuộc đàm phán giữa quan chức Hy Lạp và chủ nợ vẫn bế tắc, người dân nơi đây có thể chờ đợi một phép màu kỳ diệu khác mang tên Thom Feeny.

Hy Lạp đã quá hạn trả khoản nợ gần 1,6 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trước hạn chót hôm qua, Thom Feeny đã dùng trang IndieGogo - một trong những website gây quỹ cộng đồng uy tín hiện nay - để kêu gọi quyên tiền thay vì ngồi yên nhìn Hy Lạp rời khu vực đồng tiền chung châu Âu - eurozone.

Thom Feeny, chàng thanh niên trẻ đứng ra gây quỹ trả nợ giúp Hy Lạp. Ảnh: BI.

Sau 2 ngày kêu gọi, quỹ cứu trợ Hy Lạp của anh đã có hơn 32.000 người tham gia, thu được hơn 526.000 euro, tương đương 0,03% số tiền 1,6 tỷ euro cần có để Hy Lạp trả nợ IMF. Mặc dù vậy, Thom Feeny vẫn tràn đầy tự tin có thể thành công.

Với chiến dịch này, những người tham gia sẽ đóng góp tối thiểu 3 euro và nhận lại những vật phẩm "made in Greece". Cụ thể, bạn sẽ được tặng một tấm bưu thiếp từ Thủ tướng Hy Lạp ALex Tsipras do nhóm thiện nguyện của Feeny thiết kế, in ấn và gửi qua đường bưu điện khi quyên góp 3 euro. Với 6 euro cứu Hy Lạp, bạn sẽ nhận một món salad Feta và dầu ô-liu trứ danh của đất nước này. 10 euro sẽ nhận được một chai rượu Ouzo nhỏ của Hy Lạp. 25 euro cho một chai rượu vang.

Đến 11h45 (giờ Hà Nội), quỹ của Thom Feeny đã thu hút hơn 32.000 người tham gia và gây dược hơn 526.000 euro.

"Chúng tôi cam kết toàn bộ số tiền quyên góp sẽ chuyển cho người dân Hy Lạp. Đồng thời, những sản phẩm các bạn nhận trở lại là hàng 100% của Hy Lạp", chàng trai 8x này nói.

Thom Feeny lập luận: "1,6 tỷ euro nghe có vẻ là số tiền rất lớn nhưng Liên minh châu Âu cũng là nhà của 503 triệu người. Nếu mỗi người góp hơn 3 euro thì sẽ giải quyết được vấn đề".

Bản thân Feeny đã mua một chai rượu Ouzo, giá 10 euro. "Nếu cứ 3 người EU có một người làm như vậy, tôi tin chúng ta sẽ đạt mục tiêu cứu Hy Lạp", Thom Feeney viết trên Indiegogo.

"Giờ tôi bỗng thấy hối tiếc khi đã quá hào phóng với phụ nữ", Feeney nói với CNBC. Hãng tin này cũng đã liên lạc qua email với cả Văn phòng Thủ tướng Hy Lạp lẫn IMF hay Ủy ban Liên minh châu Âu nhưng các bên đều từ chối bình luận về chiến dịch mà Thom Feeny đang thực hiện.

"Tôi đã chán ngấy nghe những câu chuyện về khủng hoảng nợ ở Hy Lạp suốt thời gian qua cũng như chứng kiến những nỗ lực bất thành của các quan chức châu Âu. Tôi không chỉ nói cho vui mà đang nỗ lực hành động. Bạn có thể giúp đỡ những người anh em Hy Lạp chỉ bằng cách đơn giản này, mua các vật phẩm của đất nước họ hoặc có thể chọn đây là điểm du lịch của mình. Thúc đẩy thương mại sẽ giúp người dân nước này thoát khỏi tình trạng tồi tệ hiện nay" Feeny viết.

Người gây quỹ này cũng khẳng định không có mối liên quan nào đến chính trị khi xem chiến dịch này như là một cách để giúp người Hy Lạp

Thanh Thanh Lan

vnexpress

 





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98