Kinh tế 6 tháng bớt lạc quan vì nông nghiệp, nhập siêu

02/07/2015 07:49
02-07-2015 07:49:51+07:00

Kinh tế 6 tháng bớt lạc quan vì nông nghiệp, nhập siêu

Khu vực nông nghiệp năm nay dự báo có thể không tăng trưởng như năm ngoái. Nhập siêu trở lại sẽ là mối đe dọa mục tiêu ổn định tỷ giá.

Nếu như nửa đầu năm ngoái, kinh tế Việt Nam chịu nhiều sức ép bởi khu vực vốn đầu tư nước ngoài bị tổn thương sau biến cố giàn khoan Hải Dương 981 thì năm nay các vấn đề nội tại lại là lo âu lớn nhất.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2015 đạt 6,28% - cao nhất so với cùng kỳ 5 năm. Đà phục hồi chủ yếu đến từ khu vực sản xuất, chỉ số ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 9,6%, cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2011. Cùng với ngành chế biến chế tạo, khai khoáng tiếp tục là điểm tựa khi tổng sản lượng khai thác dầu thô nửa đầu năm đạt gần 8,4 triệu tấn, bằng gần 60% kế hoạch cả năm. “Sản lượng khai thác dầu thô tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung”, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định.

Tuy nhiên, nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản là khu vực các chuyên gia đánh giá sẽ gặp nhiều thách thức trong năm nay. Tốc độ tăng trưởng nửa đầu năm ở khu vực này đạt 2,36%, thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ năm trước (2,9%) và chỉ đóng góp tỷ trọng nhỏ vào mức tăng trưởng chung (chỉ 0,42 điểm phần trăm, trong khi công nghiệp - xây dựng và du lịch lần lượt là 2,98% và 2,22%).

Vải thiều là đặc sản phía Bắc nhưng tiêu thụ trong nước hạn chế, trong khi xuất khẩu lại chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: Giang Huy

Theo ông Vũ Huy Hùng - Phó vụ trưởng Vụ Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nông nghiệp tăng thấp thời gian qua chủ yếu do thời tiết khắc nghiệt, hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên ảnh hưởng tới năng suất. "Thị trường trong nước bão hòa nên phải phụ thuộc vào xuất khẩu. Tuy nhiên, ngoại thương cũng chật vật khi giá lúa, cà phê giảm mạnh", vị này đánh giá.

6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản, cà phê, gạo đã giảm hơn 1,3 tỷ USD so với cùng kỳ. Đại diện Bộ Công Thương, bà Nguyễn Thúy Hiền lý giải cung tăng trong khi cầu không thay đổi đã tạo sức ép cạnh tranh về giá. Ngoài ra, đồng euro, yen Nhật mất giá so với đôla Mỹ khiến các nhà nhập khẩu nước này giảm mua hàng hóa Việt Nam, ảnh hưởng đến sản lượng bán hàng.

“Nông nghiệp năm nay rất khó khăn và bức tranh sản xuất toàn ngành có thể không đạt được mức tăng trưởng như năm ngoái”, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho hay.

Nhập siêu cao cũng là mối lo. 6 tháng đầu năm nay, cán cân thương mại thâm hụt hơn 3,5 tỷ USD, bằng 4,8% kim ngạch xuất khẩu, gần sát mức giới hạn mà Quốc hội đề ra (5%).

Hiện Việt Nam vẫn phải nhập lượng lớn máy móc, nguyên liệu để phục vụ các đơn hàng gia công xuất khẩu, do đó hạn chế nhập khẩu lúc này là điều không dễ. Mặt khác, xuất khẩu 6 tháng đầu năm chỉ đạt 47% kế hoạch, dự báo cuối năm thị trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn do cạnh tranh khốc liệt.

"Nhập siêu tăng trong bối cảnh dòng vốn dần rút khỏi các nền kinh tế đang phát triển sẽ gây áp lực lên mục tiêu ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm 2015 cũng như trong năm 2016", Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cảnh báo. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã dùng hết "room" điều hành tỷ giá trong năm nay là 2%.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng bắt đầu cải thiện. Khảo sát của Tổng cục Thống kê tại 3.389 doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy trong quý II/2015, gần 80% đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định hoặc khả quan hơn quý trước, và đa phần dự báo xu hướng sẽ tiếp tục tốt lên trong quý III.

Trong kỳ, cả nước có 45.406 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn 282.400 tỷ đồng, tăng hơn 20% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động có chiều hướng giảm.

Chỉ số niềm tin tiêu dùng do ANZ công bố mới đây cũng nghi nhận một mức kỷ lục mới - 143,1 điểm. Tâm lý người tiêu dùng tăng cao nhờ niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam cũng như tình hình tài chính cá nhân trong thời gian tới.

Kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát thấp cũng là điều đáng ghi nhận, khác hẳn với giai đoạn trước đây là tăng trưởng cao thì lạm phát cũng cao. 6 tháng đầu năm, lạm phát của Việt Nam ở mức 0,55%, cách xa giới hạn mà Quốc hội đề ra là 5%. Trước nghi ngại phải chăng lạm phát thấp là do tổng cầu suy giảm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm khẳng định hoàn toàn không có chuyện này, bởi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong kỳ (loại trừ yếu tố giá) tăng 8,3%, cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2012.

"Nhiều ý kiến trước đây cho rằng muốn tăng trưởng thì phải có lạm phát, song trong 6 tháng đầu năm nay, lạm phát thấp mà vẫn có tăng trưởng. Đây là điểm rất sáng của nền kinh tế", ông Lâm nói.

6 tháng cuối năm, theo các chuyên gia, nếu nông nghiệp tiếp tục khó khăn và khai thác dầu thô chỉ dừng lại ở mức kế hoạch 14,4 triệu tấn, kinh tế cả năm sẽ khó đạt mục tiêu 6,2%. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Bích Lâm, kịch bản này sẽ khó xảy ra bởi các bộ ngành đang tìm đường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản trọng yếu và khắc phục những bất cập trong ngành nông nghiệp.

"Nếu Chính phủ có giải pháp tăng cường xuất khẩu, giảm nhập khẩu và khắc phục những khó khăn trong ngành nông nghiệp thì kinh tế sẽ khả quan hơn, dự kiến đạt hoặc cao hơn 6,2%", vị này chia sẻ.

Trong khi đó, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đưa ra một kịch bản khá lạc quan, đó là tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm sẽ ở mức 6,3% và cả năm 2015 có khả năng ở mức 6,5%. Song, cơ quan này cũng lưu ý việc Chính phủ cần cải tổ khu vực nông nghiệp và khắc phục hiện tượng nhập siêu.

Huyền Thư

vnexpress



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98