Kỳ lạ hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội

02/07/2015 11:50
02-07-2015 11:50:16+07:00

Kỳ lạ hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Tại hội thảo mới đây của Ban Kinh tế Trung ương, sự kỳ lạ của hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội được Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ chỉ ra từ những thừa thiếu khấp khểnh, còn GS. Ngô Thắng Lợi (Đại học Kinh tế Quốc dân) khái quát về sự kỳ lạ đó là “vạch ra để đấy”.

“Trong khi có nhiều chỉ tiêu thể hiện sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào sản xuất kinh doanh và quá nhiều chỉ tiêu mang tính phân tích, đánh giá, thì lại thiếu nhiều chỉ tiêu phản ánh thành quả phát triển”, ông Vương Đình Huệ nói.

Vẫn tồn tại một số chỉ tiêu rất “bí hiểm” vì không biết làm thế nào để có thể thu thập số liệu và việc tính toán thiếu khả thi hoặc còn mang tính hình thức, như số người dùng nước hợp vệ sinh, số người nghe Đài Tiếng nói Việt Nam

Bí hiểm và tréo ngoe

Ông Huệ cũng nêu lên thực trạng tréo ngoe là do ảnh hưởng của tư duy kế hoạch hóa tập trung và tâm lý thành tích dẫn đến việc xây dựng quá nhiều chỉ tiêu và quá chi tiết.

Tuy vậy, chỉ tiêu cần thì vẫn thiếu như thiếu các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế cũng như đánh giá quá trình tái cơ cấu nền kinh tế như: năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP, năng lực cạnh tranh quốc gia, chỉ số HDI, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR của nhà nước, cơ cấu lao động...

Đã thế, lại tồn tại một số chỉ tiêu rất “bí hiểm” vì không biết làm thế nào để có thể thu thập số liệu và việc tính toán thiếu khả thi hoặc còn mang tính hình thức, như số người dùng nước hợp vệ sinh, số người nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, số người tập thể dục, số lượt khách du lịch nội địa...

GS. Ngô Thắng Lợi nhận xét, bộ chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015 còn bị thiếu khá nhiều chỉ tiêu đã được thống nhất ở phạm vi quốc tế, như: thiếu bộ chỉ tiêu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế...

Các chỉ tiêu xã hội còn thiếu một số chỉ tiêu định hướng nhằm bảo đảm cho nền kinh tế ứng phó được với biến đổi khí hậu, bao gồm các chỉ tiêu sử dụng năng lượng tái tạo hay giảm phát thải khí nhà kính...

“Sự thiếu sót này đã gây ra những khó khăn khi chúng ta muốn đánh giá sự phát triển của quốc gia theo các tiêu chí quốc tế. Đồng thời, thiếu sự phản ánh đầy đủ bức tranh phát triển của một quốc gia hay địa phương gây ra những xu hướng chạy đua theo thành tích phong trào (nhất là các chỉ tiêu về xã hội), nhưng lại không đúng hướng so với mục tiêu và thành quả cần đạt được của quá trình phát triển”, ông Lợi nhận định.

Vị chuyên gia này bình luận thêm, “còn nhiều chỉ tiêu quá cụ thể, mang tính chất phân tích chứ không phải là chỉ tiêu phản ánh mục tiêu phát triển và vượt ra khỏi tầm chi phối của Nhà nước. Bên cạnh đó, tính khả thi quá yếu, nên các chỉ tiêu kế hoạch không nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp”.

Dẫn thêm ra việc bộ chỉ tiêu giai đoạn 2011-2015 còn thiếu bộ chỉ số theo dõi, đánh giá, GS. Ngô Thắng Lợi kết luận: “Đây là hạn chế lớn nhất của bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Do thiếu bộ chỉ số theo dõi đã làm cho khả năng triển khai thực hiện kế hoạch trở nên khó khăn và vì thế, bản kế hoạch trở nên hình thức và vẫn chỉ là “vạch ra để đấy”, làm giảm nhẹ vị trí của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường”.

Chênh lệch về số liệu

Tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, câu chuyện về hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã trở thành đề tài nóng chưa từng thấy từ trước đến nay ở nghị trường, khi Quốc hội lần đầu tiên cho ý kiến về dự án Luật Thống kê (sửa đổi).

Theo quy định tại điều 16 của dự án luật này, “hệ thống chỉ tiêu quốc gia phải phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu cơ bản của phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước và do Quốc hội quyết định. Hệ thống chỉ tiêu quốc gia phải nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước theo từng thời kỳ. Còn phải phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế”.

Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa mang đến sự hài lòng cho đại biểu Quốc hội và nhiều ý kiến cho rằng, cần soát xét các chỉ tiêu từng ngành để khắc phục và bổ sung các chỉ tiêu phản ánh đầy đủ hơn thực trạng kinh tế của đất nước và từng lĩnh vực.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) nêu ví dụ điển hình như lĩnh vực khoa học công nghệ, chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cần phải xem xét bổ sung, trong đó doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp ngoài nước để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

Chỉ tiêu phản ánh nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ ở giai đoạn hội nhập và nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ vào chất lượng sản phẩm như chỉ tiêu năng suất lao động tổng hợp TFP... để đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành kinh tế - xã hội của đất nước.

Sự kỳ lạ của hệ thống này không chỉ nằm ở số lượng chỉ tiêu mà còn nằm ở chất lượng.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Tiên kể lại một cuộc tranh cãi ngay trong Tổng cục Thống kê.

“Năm ngoái, hai cục của Tổng cục Thống kê làm hai cuộc điều tra khác nhau, một cuộc điều tra về sức khỏe và dân số, cho ra tỷ lệ tổng tỷ suất sinh của Việt Nam là 2,1. Nhưng cuộc điều tra kia về phụ nữ và trẻ em cho ra tổng tỷ suất sinh là 2,6. Khác nhau rất nhiều, khi chúng tôi hỏi, thì ông này bảo ông kia làm không chuyên, cho nên số liệu không chính xác. Đều là cán bộ của thống kê, đều là cơ quan khoa học, đều là cơ quan quốc gia, chúng ta giải thích chênh lệch số liệu này như thế nào?”, ông Tiên nói.

Lê Châu

vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98