Từ chuyện Vinaxuki: Giấc mơ ôtô Việt đặt nhầm nền móng?

29/07/2015 14:29
29-07-2015 14:29:57+07:00

Từ chuyện Vinaxuki: Giấc mơ ôtô Việt đặt nhầm nền móng?

Chưa thể coi Vinaxuki là hình mẫu phát triển của công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam. Không đáp ứng được nhu cầu xã hội thì dừng lại là bình thường.

GS.TS Nguyễn Khắc Trai, nguyên giảng viên Bộ môn ô tô và xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa chia sẻ quan điểm cá nhân xung quanh số phận của Công ty CP ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) đang phải bán nhà máy sản xuất ô tô khẩn cấp để trả nợ.

Đừng coi là hình mẫu

GS.TS Nguyễn Khắc Trai cho rằng, không nên coi Vinaxuki là hình mẫu phát  triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam bởi khi định hướng phát triển Vinaxuki đã chọn một hướng đi chưa ổn, đó là tập trung phát triển công nghệ khung, vỏ. Với cách làm này, dự báo tài chính khó khăn là rất rõ ràng, vấn đề là doanh nghiệp tồn tại ở mức độ nào.

Theo GS Trai, Vinaxuki đã chọn hướng đi chưa hợp lý khi tập trung vào khung, vỏ. Ảnh: Infonet

"Trong công nghệ chế tạo ô tô có mấy mảng rất lớn: công nghệ hệ thống truyền lực và động cơ; công nghệ khung, vỏ. Trong hai loại công nghệ đáng đi vào để hình thành công nghiệp ô tô thì công nghệ khung, vỏ là công nghệ luôn luôn phải thay đổi vì nó gắn liền với lượng tiêu thụ nhiên liệu và ô nhiễm môi trường. Các hãng ô tô chỉ khoảng 5-6 tháng là phải cho ra một mẫu mới đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải, lượng tiêu  thụ nhiên liệu.

Khả năng tài chính của Việt Nam chưa được đến mức để doanh nghiệp thường xuyên thay đổi mẫu mã. Vì thế, công nghệ khung, vỏ là công nghệ khó. Người không chuyên sâu về ô tô cứ tưởng công nghệ khung, vỏ đơn giản nhưng thực chất nó thay đổi rất nhanh. Còn công nghệ về hệ thống truyền lực và động cơ, muốn thay đổi thì phải sau một quá trình từ 5-7 năm. Lẽ ra Vinaxuki phải giải quyết câu chuyện đó. Thực chất từ trước tới giờ Vinaxuki vẫn đi theo hướng lắp ráp", GS.TS Nguyễn Khắc Trai phân tích.

Ông cũng chỉ rõ, một khi doanh nghiệp lựa chọn đã chọn đầu tư vào khung, vỏ ô tô thì phải đầu tư công nghệ để nó có thể thường xuyên biến động, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe, thị hiếu thường xuyên thay đổi của khách hàng. Vinaxuki định đi theo hướng này, cách đây vài năm, tại một triển lãm ô tô, doanh nghiệp này từng trưng bày mẫu xe 4 chỗ với tuyên bố tỷ lệ nội địa hoá lên đến 50%. Tuy nhiên, bản thân mẫu xe này không hoàn thiện nên không thể coi là hoàn thành công nghệ khung, vỏ.

Chính vì thế, liên quan đến số phận của Vinaxuki, GS Trai cho rằng, các nhà hoạch định chiến lược của doanh nghiệp này đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của xã hội, do đó phải dừng lại, âu cũng là chuyện bình thường.

Việt Nam đã làm được gì?

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô, Việt Nam đã làm được nhiều thứ nhưng cũng chỉ "đếm đầu", GS Trai cho biết. Theo đó, doanh nghiệp Việt có thể làm được các phần công nghiệp phụ trợ cho phần nhựa, công nghiệp phụ trợ cho một số chi tiết không quan trọng như thùng, vỏ của xe buýt, xe tải. Những phần hiện nay doanh nghiệp đang muốn làm, như Trường Hải muốn sản xuất động cơ 4 xi lanh nhưng cũng chưa hoàn thiện được.

"Tôi cho rằng, làm ô tô là phải làm động cơ và hệ thống truyền thực chứ không thể làm các thứ khác được. Chỉ có thể làm được các thứ khác sau khi doanh nghiệp ô tô đã phát triển, có đủ tiềm lực kinh tế và trình độ kỹ thuật", ông nói.

Có một điều GS.TS Nguyễn Khắc Trai lưu ý, đó là Việt Nam có gần 20 nhà máy phụ trợ cho công nghiệp ô tô sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mỗi năm, các nhà máy này trung bình có thể xuất khẩu các sản phẩm với tổng trị giá lên tới 1,5 tỷ USD.

"Mảng công nghiệp phụ trợ vẫn phát triển nhưng công nghiệp nền móng của ô tô Việt Nam không phát triển nên không thể dùng được những sản phẩm mà các doanh nghiệp của Đức, Nhật Bản... sản xuất tại Việt Nam, thay vào đó chúng buộc phải xuất khẩu ra nước ngoài. Có những thiết bị xuất khẩu rất  tinh vi như bộ đôi bơm cao áp, trục trượt của hộp số tự động... nhưng Việt Nam lại không dùng được".

Nhưng một thực trạng vẫn tồn tại, theo GS Trai, khi công nghiệp luyện kim Việt Nam không có, buộc các doanh nghiệp không còn cách nào khác phải đi gia công cho nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp nhập tất cả các linh kiện, chi tiết, sắt  thép... của nước ngoài về, gia công tại nước mình rồi bán đi.

Thành Luân

Đất việt





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Những điểm đáng chú ý trong Dự thảo về Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Dự thảo Nghị định DPPA tập trung vào việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn qua đường dây truyền tải riêng; giữa đơn vị phát điện và...

Thị trường tín chỉ carbon TP.HCM và những câu hỏi

Nắng nóng bao vây con người mọi lúc mọi nơi. Chưa bao giờ mà người dân khắp cả nước trải qua một kỳ nghỉ lễ 30/04-01/05… cháy bỏng như năm nay. Điều này đã thật sự...

4 tháng đầu năm 2024, cả nước mới giải ngân vốn đầu tư công hơn 115,000 tỷ đồng

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu Quốc hội đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang...

Alibaba có thể đầu tư 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam?

Theo Nikkei Asia đối tác của Alibaba trong đầu tư xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là Viettel và VNPT.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng đầu năm 2024

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1.55 triệu lượt, cao hơn 58.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế...

Số lượng nhà cung ứng cho Apple tại Việt Nam cao thứ 4 toàn cầu

Báo cáo của Apple về danh sách nhà cung ứng toàn cầu cho thấy Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ 4 thế giới.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 ước đạt trên 522 ngàn tỷ đồng

Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhờ...

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong tháng 4/2024 ước tính tăng 0.8% so với tháng trước và tăng 6.3% so với cùng kỳ năm trước.

TP.HCM xin tự quyết định vị trí việc làm đặc thù

TP.HCM phát sinh nhiều vị trí việc làm đối với công chức, viên chức thực sự cần thiết và phù hợp nhưng lại chưa có trong quy định tại thông tư của các bộ, ngành...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98