Thủ tục bảo hiểm làm khó doanh nghiệp

01/08/2015 15:30
01-08-2015 15:30:00+07:00

Thủ tục bảo hiểm làm khó doanh nghiệp

Quy định mới về thủ tục bảo hiểm xã hội (BHXH) trong việc thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động đã gây phiền phức hơn cho doanh nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp và người dân làm thủ tục BHXH, BHYT tại BHXH TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Đầu tháng 6 vừa qua, tôi có đến cơ quan BHXH TP.HCM để làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo thẻ BHYT cho gần 100 lao động trong doanh nghiệp. Tôi nộp hồ sơ theo thủ tục hành chính một cửa thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối nhận, với lý do doanh nghiệp làm không đúng thủ tục theo quy định và hướng dẫn tôi phải về làm lại hồ sơ.

Vị cán bộ này giải thích: theo quy định mới, hiện nay không chấp nhận danh sách tập thể của doanh nghiệp lập theo mẫu như trước đây nữa (mẫu D07 -TS), nếu người lao động có yêu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì bản thân người lao động phải tự làm đơn yêu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh theo mẫu quy định TK2-TS (mỗi người một bản).

Như vậy, để làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho gần 100 lao động trong doanh nghiệp, tôi phải quay trở về yêu cầu từng người viết đơn theo mẫu mới và tập hợp lại mới có thể làm thủ tục ở cơ quan BHXH TP.HCM?

Tại quầy tiếp nhận hồ sơ một cửa, tôi thấy không chỉ tôi bị từ chối khi nộp hồ sơ làm thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động mà có hàng chục cán bộ phụ trách công tác BHXH của các doanh nghiệp khác cũng bị trả hồ sơ tương tự.

Theo quy định trước đây, thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo thẻ BHYT cho người lao động có thể nói là đơn giản và rất thuận tiện cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ lập một văn bản là danh sách tập thể của người lao động có nhu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu chuyển sang nơi khám chữa bệnh mới đầu mỗi quý, thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu rồi gửi hồ sơ một cửa là coi như đã xong thủ tục.

Tôi nghĩ quy định hiện hành bắt buộc mỗi người lao động phải làm một bản yêu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh trong điều kiện doanh nghiệp có hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn lao động như doanh nghiệp chúng tôi sẽ gây tốn kém và mất nhiều thời gian công sức.

Chưa kể, với loại hình đặc thù của một doanh nghiệp xây dựng thực hiện nhiều công trình trong nhiều địa phương, có khi ở tận các vùng sâu, vùng xa, khi xong công trình này thì chuyển lao động sang những công trình ở những địa phương khác để thi công, chúng tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi yêu cầu mỗi người lao động phải tự làm đơn.

Phụ trách công tác BHXH trong một doanh nghiệp nhà nước về xây dựng, tôi thấy thời gian vừa qua, cơ quan BHXH TP.HCM đã loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà không cần thiết, tạo thuận lợi rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc làm thủ tục nộp chế độ BHXH. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số quy định gây ra nhiều phiền phức cho doanh nghiệp.

Tôi đề nghị cơ quan BHXH TP.HCM tiếp tục rà soát và loại bỏ các loại thủ tục không phù hợp, trước mắt đề nghị cho thực hiện theo quy định đơn giản trước đây về thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu của người lao động.

Ông Cao Văn Sang (giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM) trả lời:

Sẽ vận dụng thực hiện theo thủ tục cũ

Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính và giảm thời gian làm thủ tục BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định 1018 (ngày 10-10-2014) sửa đổi một số nội dung quy định về quản lý thu, chi BHXH và BHYT.

Theo đó, việc kê khai thay đổi thông tin về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu sẽ do người lao động tự thực hiện, không cần phải thông qua người sử dụng lao động như quy định cũ.

Theo quyết định 1018 nói trên, khi muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, người lao động chỉ cần điền thông tin theo mẫu TK2-TS (tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT) và trực tiếp nộp tại cơ quan BHXH. Nếu bận, có thể nhờ người khác nộp thay. Vì vậy doanh nghiệp không phải thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến vấn đề này.

Tuy nhiên, theo phản ảnh của độc giả, BHXH TP.HCM sẽ vận dụng tiếp việc nhận yêu cầu thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu theo mẫu cũ (D07-TS, danh sách đề nghị thay đổi thông tin của người tham gia BHXH, BHYT) trong trường hợp có nhiều người tại mỗi doanh nghiệp cùng có nhu cầu thay đổi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

L.TH.H. ghi


Nguyễn Đước

tuổi trẻ



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tiếp tục giảm mạnh

Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 33,553 tỷ đồng, giảm hơn 11% với cùng kỳ năm 2023. Nguyên...

BVH: Lợi nhuận hợp nhất quý 1/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (HOSE: BVH) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, trong đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận...

Rút BHXH một lần: 'Mất nhiều hơn được'

Không ít người lao động vì giải quyết khó khăn trước mắt đã rút BHXH một lần, nhưng về sau lại khó khăn đủ đường.

Dự thảo thông tư mới của NHNN đề xuất cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Dự thảo thông tư mới của NHNN dự kiến cho phép tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm với các sản phẩm theo quy định, trừ sản phẩm bảo hiểm liên kết...

Cần giải pháp hợp lý cho thị trường bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo một thông tư và nó có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Dự thảo thông tư này quy định rằng ngân hàng...

Gần 60% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu

Bộ Tài chính cho biết, 57% khoản bảo hiểm AIA bán qua ngân hàng bị hủy sau năm đầu, một số nhân viên chưa đủ điều kiện nhưng vẫn bán bảo hiểm.

BVH: Hoạt động kinh doanh 2023 có nhiều dấu ấn tích cực, thể hiện sự phát triển bền vững

Ngày 29/03/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán). Trong đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh...

Lo rủi ro nếu để doanh nghiệp quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bộ Tài chính đề xuất chuyển bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện từ các doanh nghiệp tư nhân sang BHXH Việt Nam quản lý để giảm thiểu rủi ro cho người tham gia.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức đóng tối đa 1%.

Bắt nhóm đối tượng làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều công ty bảo hiểm

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98