Các “đại gia” hàng hóa cơ bản lâm khủng hoảng

29/09/2015 13:06
29-09-2015 13:06:51+07:00

Các “đại gia” hàng hóa cơ bản lâm khủng hoảng

Giới đầu tư đang phản ứng mạnh trước nhu cầu giảm sút của Trung Quốc và hồi kết của thời kỳ lãi suất thấp...

Một giàn khoan của Shell trên đường tới Bắc Cực. Hãng này đã từ bỏ dự án khoan tìm dầu ở Bắc Cực vì lo giá dầu giảm - Ảnh: Bloomberg.

Đợt sụt giá chóng mặt kéo dài suốt 15 tháng qua của các loại hàng hóa cơ bản đang bắt đầu trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện, hãng tin Bloomberg cho biết.

Giới đầu tư đang phản ứng mạnh trước nhu cầu giảm sút của Trung Quốc và hồi kết của thời kỳ lãi suất thấp kéo dài gần một thập kỷ qua ở Mỹ. So với đỉnh cao thiết lập vào năm 2011, chỉ số tương lai của các loại hàng hóa cơ bản do hãng tin Bloomberg thực hiện đã giảm 50%.

Tâm lý sợ hãi

Trong số 10 cổ phiếu mất giá mạnh nhất thuộc chỉ số Standard & Poor’s 500 từ đầu năm đến nay, có tới 8 cổ phiếu là của các doanh nghiệp có liên quan tới hàng hóa cơ bản.

Tất cả những diễn biến bất lợi lẻ tẻ đó có vẻ như đang dần gộp lại thành một đám mây đen khổng lồ.

Hãng sản xuất nhôm lớn nhất thế giới Alcoa tuyên bố sẽ tách làm hai công ty để đối phó với tình trạng dư thừa nguồn cung nhôm trên toàn cầu sau một thời gian sản lượng tăng liên tục. Tập đoàn dầu lửa Royal Dutch Shell cho biết đã từ bỏ dự án khoan tìm dầu ở vùng Bắc Cực của Mỹ sau khi rót vào đó 7 tỷ USD.

Và đỉnh điểm của sự việc đã xuất hiện vào ngày hôm qua (28/9) khi “đế chế” hàng hóa cơ bản Glencore chứng kiến giá cổ phiếu sụt giảm tới 31% trong phiên giao dịch tại thị trường London. Trước đó, Glencore được xem là biểu tượng của kỷ nguyên tăng giá bùng nổ của hàng hóa cơ bản, thành công rực rỡ với vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2011 và một vụ thâu tóm đối thủ đầy quyết đoán vào năm 2013.

“Với sự giảm tốc của kinh tế của Trung Quốc và nhiều bất ổn xuất hiện, tâm lý sợ hãi trên thị trường đang gia tăng. Tăng trưởng nhu cầu của tất cả các loại hàng hóa cơ bản cùng chậm lại có vẻ như đang đẩy tất cả các công ty hàng hóa cơ bản xuống vực thẳm”, ông Ed Hirs, giảng viên năng lượng thuộc Đại học Houston, nhận xét.

Giá vàng và bạc đã giảm liên tục kể từ mức đỉnh thiết lập cách đây 4 năm. Giá dầu lao dốc suốt từ tháng 6 năm ngoái do Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) giữ nguyên sản lượng trong khi nguồn cung dầu toàn cầu dư thừa. Giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ đã giảm còn chưa đầy 1/4 so với thời điểm năm 2008.

Theo giới phân tích, tình hình còn có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời gian tới.

Một báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu Ned Davis cho rằng, giá hàng hóa cơ bản có thể mới chỉ đang ở năm thứ tư của một “siêu chu kỳ giảm giá” kéo dài 20 năm. Tuy vậy, một tin tốt là hầu hết thiệt hại sẽ xảy ra trong 6 năm đầu tiên.

“Trên thị trường hàng hóa cơ bản, sẽ xảy ra nhiều thất bại, nhiều công ty phải đóng cửa. Điều này phải xảy ra để nguồn cung giảm xuống”, nhà phân tích John La Forge của Ned Davis nói.

Trung Quốc u ám

Cách đây 3 tuần, tập đoàn hàng hóa cơ bản Glencore công bố một chiến lược giảm nợ và kế hoạch bán cổ phần trong bộ phận nông nghiệp. Tuy vậy, chiến lược và kế hoạch này không thể giúp khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư. Chốt phiên giao dịch ngày 28/9, giá cổ phiếu của Glencore mất gần 30%, xuống mức thấp chưa từng có, cuốn phăng 5,33 tỷ USD giá trị vốn hóa.

Trong khi đó, hãng dầu lửa Shell đã quyết định rút khỏi dự án khai thác dầu ở Bắc Cực, một phần vì lo ngại triển vọng giá dầu. Một quan chức của Shell cho biết, nếu giá dầu tiếp tục ở mức dưới 50 USD/thùng, thì dự án này khó lòng cầm cự được.

Về phần mình, hãng nhôm Alcoa sẽ tách mảng sản xuất ra khỏi mảng tinh luyện nhôm. Mảng luyện nhôm của Alcoa đã gặp phải nhiều khó khăn vì nguồn cung trên thị trường thế giới quá dư thừa. Giá của kim loại này đã giảm 16% kể từ đầu năm đến nay trong bối cảnh sức tiêu thụ của Trung Quốc giảm mạnh và các nhà sản xuất nhôm ở đây đang cố gắng tăng lượng nhôm xuất khẩu.

Tình hình của lĩnh vực công nghiệp Trung Quốc cũng đang u ám. Lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc trong tháng 8 giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp 5 lần cắt giảm lãi suất kể từ tháng 11 và những nỗ lực hỗ trợ của Chính phủ nước này.

Thậm chí “nỗi đau” của các công ty hàng hóa cơ bản đã bắt đầu ngấm sâu vào thế giới doanh nghiệp.

Tuần trước, tập đoàn thiết bị công nghiệp nặng Caterpillar nói sẽ cắt giảm 10.000 công việc, tương đương 9% lực lượng lao động. Giá cổ phiếu công ty hóa chất Huntsman giảm mạnh nhất trong 4 năm sau khi công ty này nói giá kim loại titan giảm sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận quý 3.

An Huy

vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98