Lilama: Sau cổ phần hóa, nhà nước còn nắm 51%

30/10/2015 10:33
30-10-2015 10:33:19+07:00

Lilama: Sau cổ phần hóa, nhà nước còn nắm 51%

Theo phương án cổ phần hóa Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - Công ty TNHH MTV (Lilama), nhà nước vẫn sẽ sở hữu 51% vốn Lilama sau cổ phần hóa.

Cụ thể, giá trị Công ty mẹ Lilama cổ phần hóa là 5,855 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn góp nhà nước là 780 tỷ đồng. Giá trị trên không bao gồm các khoản đầu tư dài hạn, nợ phải thu khó đòi của CTCP Tôn Việt Pháp và CTCP Lilama Hà Nội với tổng số tiền 475 tỷ đồng.

Nhu cầu vốn lưu động và vốn đầu tư (mua sắm máy móc thiết bị) cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2015 khoảng 4,973 tỷ đồng gồm 1,122 tỷ đồng huy động từ nguồn tín dụng, 2,941 tỷ chiếm dụng khách hàng và các đối tượng khác, vốn tự có khoảng 910 tỷ đồng.

Theo BCTC tại ngày 30/06/2014, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 8.85 lần (5,074 tỷ/573 tỷ). Do vậy, mức vốn điều lệ được xác định là 1,500 tỷ đồng để góp phần giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu về mức hợp lý.

Sau cổ phần hóa, dự kiến cơ cấu vốn điều lệ theo cổ phần sở hữu của cổ đông gồm 51% nhà nước sở hữu, 1.6% cán bộ công nhân viên và 47.4% chào bán công khai, ứng với 71.1 triệu cp.

Đối với 71.1 triệu cp đấu giá công khai, mức giá khởi điểm được đề xuất là 10,000 đồng/cp. Trong đó, tối đa 36.75 triệu cp được bán cho cổ đông chiến lược.

Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là có cam kết nắm giữ cp tại Lilama tối thiểu 5 năm, cam hết hỗ trợ cho sự phát triển của Lilama cả về nhân lực và công nghệ. Khối lượng đặt mua tối thiểu 7.5 triệu cp, ứng với 5% vốn điều lệ.

Tài liệu đính kèm:
1. Quy che dau gia co phan_LILAMA.doc
2. Quyet dinh 1036 ve PA CPH.pdf
3. Phuong an CPH Lilama.pdf
4. Quyet dinh 269 ve GTDN.pdf
5. Quyet dinh 1098 ve Gia khoi diem.pdf
6. Du thao Dieu le Lilama TCT co phan.pdf
7. CBTT - Lilama.pdf
8. BCTC 2012_LILAMA.zip
9. BCTC 2013_LILAMA.zip
10. BCTC 2014_LILAMA.zip
Phu luc Danh sach cac Dai ly dau gia.doc
Don dang ky dau gia.zip

Ngọc Điểm



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98