Thép Tiến Lên: Giải mã giá cổ phiếu “rơi tự do”!

28/10/2015 09:28
28-10-2015 09:28:54+07:00

Thép Tiến Lên: Giải mã giá cổ phiếu “rơi tự do”!

Một lần nữa người chơi chứng khoán lại chứng kiến cổ phiếu TLH của Tập đoàn Thép Tiến Lên lùi về sát mức thấp nhất kể từ khi niêm yết, quanh 3,000 đồng/cp.

* Vì sao cổ phiếu ngành thép lao dốc không phanh?

Trước khi bước chân niêm yết lên sàn chứng khoán, cổ phiếu TLH đã được một công ty chứng khoán định giá có thể đạt 40,000 – 50,000 đồng/cp. Tuy nhiên, kể từ khi chính thức được giao dịch trên HOSE ngày 16/03/2010 với mức giá tham chiếu 30,000 đồng/cp, cổ phiếu TLH đã sớm “phụ lòng” nhà đầu tư với xu hướng chính là sụt giảm không phanh.

Theo đó, từ mức giá 30,000 đồng/cp, TLH nhanh chóng lùi về mức thấp kỷ lục vào cuối năm 2011 là gần mức giá 3,000 đồng/cp, tương ứng mức giảm 10 lần. Đây là năm TLH có kết quả kinh doanh sụt giảm đáng kể với lợi nhuận bằng ½ năm 2010.

Đến năm 2012, kết quả kinh doanh của TLH bắt đầu cải thiện so với năm 2011 nhưng kết thúc năm tài chính này, cổ phiếu TLH vẫn giao dịch ở mức giá thấp kỷ lục, tức quanh 3,000 đồng/cp.

Sau đó thì cổ phiếu TLH bắt đầu hồi phục mạnh, đến cuối tháng 3/2014 đã trở lại mệnh giá 10,000 đồng/cp. Song, đó cũng là tất cả những gì TLH có thể làm được vì cho đến hôm nay, cổ phiếu này một lần nữa khiến cho giới đầu tư cảm thấy lo sợ về khả năng sẽ trở lại mức giá thấp nhất trong lịch sử, ở ngưỡng 3,000 đồng/cp.

Kết thúc phiên giao dịch 23/10/2015, TLH đóng cửa tại 4,700 đồng/cp, giảm 4% trong 1 tháng qua, giảm hơn 24% sau 1 quý, giảm 43% sau 1 năm và gần 80% kể từ khi niêm yết. Còn nếu xét riêng trong xu hướng giảm bắt đầu từ cuối tháng 3/2014 thì TLH đã giảm gần 53%.

Biến động cổ phiếu TLH từ khi niêm yết

Nguồn: http://ptkt.vietstock.vn/

Và cũng như lần trước đó, kết quả kinh doanh của TLH bắt đầu bước vào giai đoạn “thoái trào” không chỉ bởi những khó khăn chung của ngành thép. Điều đáng nói ở đây là nếu so với tài sản và quy mô vốn thì giá cổ phiếu TLH đang ở mức “khó chấp nhận”. Thế nhưng, giới đầu tư tài chính thường nói, thị trường luôn luôn đúng, phải chăng đó mới là giá trị thực của TLH?

Hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, biên lợi nhuận thấp

TLH là một công ty chuyên xuất nhập khẩu, sản xuất, cung ứng các loại mặt hàng thép, tôn mạ, kết cấu thép và các sản phẩm thép qua gia công. Công ty tiến tới sản xuất gia công kim loại để giảm bớt nhập khẩu thành phẩm và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản.

Kinh doanh thương mại sắt thép đang chiếm đến 80% cơ cấu doanh thu. Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở miền Trung đến miền Nam, phần còn lại được xuất khẩu đi các nước trong ASIAN (chiếm 20% tổng sản lượng). Từ việc kinh doanh thông thường sản phẩm thép, công ty đã tiến đến việc sản xuất thép qua việc đầu tư vào các công ty con chuyên sản xuất thép như công ty Thép Tây Nguyên, công ty Thép Bắc Nam.

Cho đến nay, TLH vẫn duy trì được mức tăng trưởng doanh thu qua các năm nhưng biên lãi gộp luôn ở mức thấp. Kết quả kinh doanh theo đó cũng khá bấp bênh do ảnh hưởng bởi hoạt động tài chính.

Cụ thể hơn, giai đoạn 2008-2010, doanh thu TLH có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 45% song biên lợi nhuận chỉ xấp xỉ 3% trong giai đoạn này. Trong khi đó hoạt động tài chính của công ty bị âm; nổi bật nhất là năm 2010 với mức âm hơn 140 tỷ đồng do lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng cũng như lỗ đầu tư chứng khoán.

4 năm gần đây, biến động sụt giảm của giá bán và nguyên liệu đầu vào khiến biên lãi gộp TLH cũng ở mức rất thấp, dưới 2%. Từ năm 2011 đến 2013 lợi nhuận của TLH ghi nhận tăng trưởng đáng kể, nhưng nếu xét kỹ thì năm 2013 thực chất lỗ chứ không phải lãi 114 tỷ đồng. Trong năm, việc sáp nhập với công ty con Phúc Tiến đã giúp TLH được hoàn nhập dự phòng cả trăm tỷ và ghi nhận khoản bất lợi thương mại hơn 70 tỷ đồng từ hoạt động sáp nhập. Nếu loại trừ hai khoản này thì TLH lỗ năm 2013.

Năm 2014, TLH có lãi ròng hơn 74 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2013 nhưng so với những năm trước đó thì tích cực hơn khi đưa nhà máy thép của công ty Bắc Nam đi vào hoạt động. Song, đến 6 tháng đầu năm 2015, kết quả kinh doanh TLH lại gây thất vọng với doanh thu giảm 7% và lãi ròng giảm 76% so với cùng kỳ năm trước, lần lượt đạt 1,543 tỷ và gần 12 tỷ đồng. Nguyên nhân theo TLH là do giá thép trong nước tiếp tục sụt giảm mạnh theo xu hướng chung của giá thép thế giới.

Kết quả kinh doanh của TLH từ năm 2008 đến nay (Đvt: Tỷ đồng)

Nếu loại bỏ hoạt động tài chính của TLH trong những năm qua thì rõ ràng doanh nghiệp này có biên lợi nhuận rất thấp, điều này ảnh hưởng bởi xu hướng giá thép thấp. Đến nay, giá thép trên thị trường thế giới đang giảm xuống mức thấp nhất từ năm 2008 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, do đó còn rất khó để dự báo giá thép sẽ tăng trở lại.

Hiện nay, xuất khẩu chiếm 20% sản lượng sản xuất của TLH, các thị trường xuất chính là các nước trong khối Asean như Indonesia, Malaysia, Thái Lan… và 80% còn lại tiêu thụ ở thị trường nội địa. Song cả hai thị trường này đang đối mặt với rất nhiều khó khăn khi Malaysia, Thái Lan, Indonesia đều có những động thái áp thuế chống bán phá giá đối với thép Việt, Ấn Độ thì áp mức thuế đến 20%... Còn thị trường trong nước, tình hình khả năng thừa cung lớn khi thép từ Trung Quốc nhập về Việt Nam ngày càng nhiều với giá rẻ đang là thử thách không nhỏ.

Nợ và tồn kho chất núi

Trong những năm gần đây, TLH luôn duy trì con số nợ phải trả cao, nếu không muốn nói là luôn vượt trên vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối.

Năm 2008 nợ ngắn hạn TLH chỉ xấp xỉ 42 tỷ đồng nhưng đã nhảy vọt lên hơn 800 tỷ vào năm sau đó và khoảng 3 năm gần đây thì duy trì trên con số nghìn tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ của TLH, hai khoản mục chủ yếu là phải trả người bán ngắn hạn và vay tài chính (tại thời điểm 30/06/2015 hai con số đó là 105 và 903 tỷ đồng).

Nợ ngắn hạn và vay nợ ngắn hạn của TLH từ năm 2011 đến nay (Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: Vietstock tổng hợp

Chính nguyên nhân nợ vay và thuê tài chính khá lớn nên chi phí lãi vay hàng năm của TLH đang tăng đều. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, TLH phải chi hơn 30 tỷ đồng trả lãi vay.

Chi phí trả lãi vay của TLH từ năm 2011 đến nay (Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: Vietstock tổng hợp

Bên cạnh đó, hàng tồn kho cũng chiến tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của TLH, xấp xỉ 50%. Cũng như nợ, giá trị hàng tồn kho của TLH tăng liền mạch từ năm 2012 trở lại đây, giờ đã vượt con số 1,000 tỷ đồng (30/06/2015). Đối với doanh nghiệp buôn bán sắt thép, tồn kho luôn phải duy trì ở mức cao để đảm bảo thời gian giao hàng cho nhà phân phối. Tuy nhiên, chính điều này lại là con dao hai lưỡi bởi khi giá thép sụt giảm thì hàng tồn kho trở thành gánh nặng. Thực tế điều này đã xảy ra với rất nhiều doanh nghiệp, chắc chắn TLH cũng không ngoại lệ khi tồn kho nguyên liệu và hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị tồn kho.

Giá trị hàng tồn kho của TLH từ năm 2011 đến nay (Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn: Vietstock tổng hợp

Rõ ràng, TLH nói riêng và ngành thép nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn ở thời điểm hiện tại. Điều này đã phản ánh qua giá cổ phiếu ngành thép sụt giảm mạnh suốt giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, TLH vẫn có thể kỳ vọng vào một vài điểm sáng trong thời gian tới như tốc độ đô thị hóa còn thấp và hứa hẹn sẽ tăng cao do nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự án đầu tư, bất động sản tiếp tục phục hồi và sức mua trên thị trường thép quý đầu năm theo Hiệp hội thép Việt Nam có dấu hiệu cải thiện.

Tri Nhân







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tại sao cổ phiếu ngân hàng bị định giá thấp?

Nhìn vào ngành ngân hàng, chúng ta thường thấy chỉ số P/E (giá/thu nhập) thấp bất thường so với các ngành khác ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để hiểu được liệu...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

19/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thao túng giá cổ phiếu DST, một cá nhân bị xử phạt hơn nửa tỷ

Ngày 15/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quyết định xử phạt đối với ông Giang Tuấn Anh về hành vi thao túng giá cổ phiếu DST của CTCP Đầu tư Sao Thăng...

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán giao dịch bù vào thứ 7? 

Các sở giao dịch sẽ thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ trong kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/05 sắp tới, dẫn tới việc nghỉ giao dịch vào ngày 29/04.

Theo dấu dòng tiền cá mập 17/04: Tự doanh và khối ngoại thay đổi động thái

Phiên giao dịch ngày 17/04, cả tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều có động thái trái ngược so với phiên 16/04.

PSH bất ngờ tăng trần sau chuỗi 5 phiên “lau sàn”, gần 20 triệu cp khớp lệnh

Phiên sáng ngày 17/04, cổ phiếu PSH của “đại gia xăng dầu miền Tây” CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bất ngờ tăng giá “bật trần”, với gần 20 triệu cp...

Hàng trăm cổ phiếu lập kỷ lục mới dù VN-Index chưa vượt đỉnh cũ

Trong những tháng gần đây, VN-Index đã có những bước tiến nhanh chóng và thanh khoản cũng bùng nổ. Sự sôi động này gợi lại những kỷ niệm tươi đẹp của thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 17/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

17/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98