Đâu là rào cản lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu 2016?

12/11/2015 10:00
12-11-2015 10:00:00+07:00

Đâu là rào cản lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu 2016?

Kinh tế thế giới sẽ không rơi vào thảm họa trong năm 2016 nhưng cũng đừng kỳ vọng đạt được đà tăng trưởng vượt bậc.

* OECD: Thương mại toàn cầu trì trệ gia tăng nguy cơ suy thoái

Kinh tế toàn cầu đón tin xấu!

 

Các chuyên gia nhận định tăng trưởng toàn cầu sẽ cải thiện trong năm tới nhưng không nhiều. Nguyên nhân chính là do Trung Quốc. Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang trên đà suy yếu và kìm hãm tốc độ mở rộng của tất cả các quốc gia còn lại.

Một loạt dự báo mới đây từ các tổ chức lớn như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Conference Board đều đồng ý rằng: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu hơn nữa trong năm 2016 trong khi Mỹ sẽ duy trì tình trạng như hiện tại, tức “khả quan nhưng không quá tươi sáng”, và châu Âu sẽ cải thiện nhẹ nhưng vẫn còn ảm đạm.

Đáng chú ý, Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác sẽ là “ngôi sao sáng” của nền kinh tế toàn cầu trong năm tới. “Kinh tế toàn cầu đang trong trạng thái chờ đợi”, nhận định của Bart van Ark, nhà kinh tế trưởng của Conference Board.

Tất cả sẽ trông chờ vào Trung Quốc trong năm 2016

Conference Board dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 2.8% trong năm tới, ghi nhận sự cải thiện nhẹ so với mức 2.5% trong năm nay. Trong khi đó, OECD có phần lạc quan hơn với ước tính tăng trưởng GDP toàn cầu 2016 sẽ đạt 3.3%, mạnh hơn so mức dự báo 2.9% cho năm 2015.

Mấu chốt của vấn đề nằm ở Trung Quốc.

Hầu như không ai tin tưởng vào số liệu tăng trưởng chính thức của Chính phủ Trung Quốc dù hiện các số liệu này đang cho thấy tia hy vọng le lói. Tuy nhiên, nhận định chung lúc này là Trung Quốc đang “hạ cánh mềm”.

“Điều đáng mừng là (Trung Quốc) không ‘hạ cánh cứng’”, nhận định của ông van Ark.

Trung Quốc mua rất nhiều nguyên vật liệu thô từ các quốc gia khác, chẳng hạn như dầu và đồng. Nếu điều tồi tệ nhất đã xảy ra đối với đà giảm tốc của Trung Quốc thì điều đó có thể giúp các quốc gia còn lại trên thế giới phục hồi và tăng tốc trong năm 2016.

Dự báo tăng trưởng GDP 2015 và 2016 của các tổ chức lớn trên thế giới

Nguồn: CNNMoney

Người tiêu dùng Mỹ phải tiếp tục chi tiêu

Người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ cũng là các nhân tố quan trọng góp phần “giữ lửa” cho nền kinh tế. Trong gần một năm qua, người Mỹ đã được hưởng lợi từ giá xăng rẻ và chi tiêu mạnh tay hơn nhờ niềm lạc quan vào tương lai.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Mỹ vẫn đang tích trữ tiền mặt. Họ không đầu tư nhiều cho tương lai. Cho đến khi họ bắt tay vào làm điều đó thì nền kinh tế và thị trường chứng khoán sẽ rất khó để tăng trưởng mạnh.

Ấn Độ và một số khu vực của châu Phi sẽ chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ khi người dân của họ giàu có hơn, nhưng điều này vẫn không đủ để nâng đỡ toàn bộ thế giới.

Thậm chí các dự báo khiêm tốn nhất có thể sẽ không xảy ra trong năm 2016. Cả IMF và OECD đều đã hạ dự báo tăng trưởng GDP 2015.

Hiện tại, nền kinh tế đang mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng chậm, nói theo thuật ngữ của một chuyên gia là đang trong “vùng tranh tối tranh sáng”. Kinh tế thế giới đang tăng trưởng, nhưng với tốc độ chậm rãi chứ không phải là bước đại nhảy vọt.

Phước Phạm (Theo CNNMoney)







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98