Hàng loạt sai phạm tại Vinafood 2 và đơn vị thành viên

09/12/2015 13:17
09-12-2015 13:17:11+07:00

Hàng loạt sai phạm tại Vinafood 2 và đơn vị thành viên

Ngày 07/12/2015, Thanh tra Chính phủ có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) và một số đơn vị thành viên.

Thu nợ ngàn tỷ của Vinafood 2 : Nhiệm vụ bất khả thi?

* Vinafood 2 bị giám sát tài chính

Cụ thể, trong hoạt động kinh doanh, Công ty mẹ đã cho vay và bảo lãnh vốn một số đơn vị gồm CTCP Tô Châu, Công ty TNHH Bình Tây, Công ty TNHH MTV Lương thực Sài Gòn, CTCP Lương thực Hậu Giang không đúng quy định, vượt thẩm quyền được giao với số tiền lên đến 1,780 tỷ đồng. Hậu quả, Tổng Công ty đã phải trả thay vốn vay cho CTCP Hậu Giang 28 tỷ đồng, khó thu hồi được vốn vay tại CTCP Tô Châu 80.2 tỷ đồng, nguy cơ phải trả thay cho Công ty TNHH Bình Tây nợ ngân hàng 93.4 tỷ đồng và Tô Châu  56.9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công ty mẹ còn đầu tư góp vốn và sử dụng vốn góp với trị giá 47.2 tỷ đồng thành lập CTCP Vận tải Biển Hoa Sen có nhiều sai phạm, đầu tư không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ mất vốn Nhà nước hơn 22.8 tỷ đồng; mua cổ phần của Công ty Vận trải Biển Việt Nam 59.6 tỷ đồng và CTCP Nước khoáng Samvi 14.4 tỷ đồng chưa đúng quy định về trình tự thủ tục, đầu tư không hiệu quả.

Việc mua cổ phần tại Nước khoáng Samvi không đúng mệnh giá 455 triệu đồng, hàng năm Tổng Công ty không những không được chia cổ tức mà còn phải trích lập dự phòng giảm giá cổ phiếu trên 55 tỷ đồng.

Trong năm 2013, chi phí hoa hồng môi giới của Công ty mẹ là hơn 100 tỷ đồng đã chưa bảo đảm công khai và thông qua HĐQT theo quy định, ngoài ra còn hạch toán chưa đúng chi phí môi giới 108 tỷ đồng, chi chưa đúng quy định phí ủy thác xuất khẩu 6.1 tỷ đồng, không thu hồi chi phí thỏa thuận liên doanh 2.7 tỷ đồng.

Công ty mẹ còn chưa thực hiện đúng quy định Nhà nước về thu mua lúa gạo tạm trữ khi không giao dịch mua trực tiếp của người nông dân, không tổ chức liên kết được thành hệ thống trong mua bán nên đã thực hiện sai chính sách Nhà nước với mục đích tạm trữ lúa gạo đảm bảo người nông dân có lãi tối đa 30%.

Kết luận Thanh tra cũng chỉ ra việc mua bán hàng hóa của một số đơn vị hạch toán phụ thuộc đã vi phạm quy định về Quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế quản lý tiền hàng trong mua, bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ; quy chế mua bán hàng hóa, dịch vụ của Tổng Công ty, của các đơn vị thành viên với số tiền 62 tỷ đồng (Công ty Lương thực Vĩnh Long, Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang, Công ty Lương thực Đồng Tháp, Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty Lương thực Bạc Liêu, Công ty Lương thực Sóc Trăng). Những vi phạm trên dẫn tới Tông Công ty và các đơn vị bị chiếm dụng vốn, nợ khó đòi, nguy cơ mất vốn là rất lớn.

Song song đó, các công ty hạch toán phụ thuộc đã sử dụng vốn và tài sản chưa đúng quy định, không có phương án xử lý đối với tài sản không sử dụng, ký kết hợp đồng và thanh toán khi dự án khi thi chưa được phê duyệt; mua vượt kế hoạch Tổng công ty giao, sử dụng vốn ngắn hạn thanh toán cho đầu tư mua sắm, huy động vốn khi không được sự đồng ý của Tổng Công ty với giá trị hơn 3,001 tỷ đồng và 62.6 triệu USD, dẫn đến giảm hiệu quả trong sản xuất kinh doanh (Công ty Bột mì Bình Dương, Công ty Lương thực Trà Vinh, Công ty Nông sản Thực phẩm Tiền Giang, Công ty Lương thực An Giang, Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty Lương thực Long An, Công ty Lương thực Sóc Trăng); trong số đó, 2 đơn vị là Lương thực Vĩnh Long và CTCP Sài Gòn Lương thực trích lập dự phòng chưa đúng quy định với số tiền 41.3 tỷ đồng.

Trong khi đó, đối với các công ty hạch toán độc lập, Thanh tra nêu rõ đơn vị là Công ty TNHH MTV Lương thực TP.HCM đã mua cổ phần của CTCP Phú Tam Khôi với giá trị 12.4 tỷ đồng, góp vốn khi chưa có phương án kinh doanh dẫn đến đầu tư không có lãi, lỗ mất vốn góp 6.1 tỷ đồng. Ngoài ta, Công ty TNHH Bình Tây mua cổ phần của Bao bì Bình Tây 1.4 tỷ đồng khi chưa có phương án đầu tư và năm 2013 không chia cổ tức.

Thanh tra cho biết, việc mua bán hàng hóa của các đơn vị không chặt chẽ, ký kết và thực hiện hợp đồng vi phạm những quy định của Tổng Công ty và của các đơn vị với giá trị 2,219 tỷ đồng (gồm CTCP Lương thực Hậu Giang, CTCP Tô Châu, CTCP Xây lắp – Cơ khí và Lương thực Thực phẩm, CTCP XNK Nông sản Thực phẩm Cà Mau, Công ty TNHH MTV XNK Kiên Giang, CTCP Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long). Những vi phạm trên dẫn đến nợ khó đòi, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, mất vốn Nhà nước, Công ty mẹ phải trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, hạch toán vào chi phí năm 2013 gần 226.6 tỷ đồng.

Kết luận Thanh tra còn cho thấy, công tác quản lý đất đai của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đã vi phạm quản lý sử dụng đất không hiệu quả, sai mục đich đất để trồng, nhà đất cho thuê với tổng diện tích 119,761 m2.

Công tác đầu tư xây dựng có nhiều sai phạm về thủ tục đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án, tiến độ dự án chậm, không đưa vào sản xuất hoặc kinh doanh không hiệu quả, cụ thể:

Dự án thủy sản với giá trị thực hiện 556.7 tỷ đồng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong mục tiêu dài hạn theo quy định. Quá trình thực hiện đã vi phạm khi không thẩm định thiết kế cơ sở, chưa cấp phép xây dựng đã khởi công, không thẩm định hoặc thẩm định dự án sai không theo quy định, không có kế hoạch đầu thầu cụ thể và vi phạm điều kiện tiên quyết của hồ sơ mời thầu.

Ngoài ra, còn nhận chuyển nhượng và đầu tư dự án với 242.4 tỷ đồng khi thị trường thủy sản đang khó khăn, không tính đến hiệu quả sử dụng dẫn đến thiếu nguyên liệu sản xuất, hiệu suất thấp trong khi chi phí giá thành cao, kinh doanh thua lỗ.

Việc đầu tư kho chứa đến nay mới thực hiện được 35/40 dự án, tổng giá trị 1,758 tỷ đồng. Quá trình triển khai còn chậm, hiệu suất sử dụng kho chỉ đạt 30% thiết kế, hệ số thiết bị sử dụng thấp với 40% thiết kế. Hằng năm phải trích lập khấu hao lớn làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Dự án chợ chuyên doanh Thốt Nốt thậm định sơ xài, sai quy định trong việc bổ sung dây chuyền đồ lúa, vượt mức sử dụng vốn Nhà nước hơn 88.5 tỷ đồng, nghiệm thu thanh toán không đúng chi phí vận chuyển đất 218 triệu đồng...

Trước hàng loạt sai phạm trên, Tổng Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ ngành liên quan sớm phê duyệt đề án tổ chức, sắp xếp lại mô hình hoạt động của Tổng Công ty; ban hành, điều chỉnh cơ chế quản lý vốn, tài sản, giá mua bán lương thực...

Bên cạnh đó, cần đánh giá lại việc mua bán hàng hóa, đầu tư đất đai, nuôi trồng và chế biến thủy sản; đầu tư nhà máy, kho chứa lương thực toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long...

Kết luận thanh tra đưa ra con số kiến nghị xử lý lên đến 205,948 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Tài chính được đề xuất xử lý 196,676 tỷ đồng và Tổng Công ty là gần 9,320 tỷ đồng.

Các cá nhân, đơn vị liên quan đến việc kiểm tra, giám sát, quản lý, sử dụng vốn đối với Tổng Công ty và đơn vị thành viên cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nguyên nhân nào khiến giá vé máy bay tăng vọt?

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, mức tăng...

Tập đoàn Thuận An khiến loạt quan chức bị bắt: 2 năm trúng thầu 18.000 tỷ đồng

Nhiều quan chức đã bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến vụ án tại CTCP Tập đoàn Thuận An. Vậy doanh nghiệp này làm ăn ra sao mà khiến loạt quan chức 'ngã ngựa'?

Không thương mại hóa điện mặt trời áp mái

PGS Nguyễn Việt Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường cơ khí (Đại học Bách Khoa) cho biết về mặt kỹ thuật ông hoàn toàn ủng hộ không có việc mua bán và thương mại trong việc...

Bắt đối tượng chiếm đoạt hàng tỷ đồng theo hình thức góp vốn ở Quảng Ninh

Phạm Thị Thanh Huệ lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng thông qua việc huy động góp vốn để nhập bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa.

Thủ tướng: Tây Ninh có tiềm năng lớn phát triển kinh tế cửa khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Tây Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế; hội đủ 3 yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững.

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98