"Kỳ lân" Mỹ ngại IPO

18/12/2015 08:47
18-12-2015 08:47:47+07:00

"Kỳ lân" Mỹ ngại IPO

Có tổng định giá lên đến gần 500 tỷ USD nhưng các công ty khởi đầu làn sóng "kinh tế chia sẻ” tại Mỹ vẫn trì hoãn các vụ niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO).

Những doanh nghiệp mới khởi nghiệp như Rent The Runway, Spotify, Airbnb, Uber, Lyft... đã chiếm lĩnh thị trường và lớn nhanh như vũ bão chỉ bằng cách thúc đẩy làn sóng thuê, chia sẻ, đi nhờ xe, nhà cửa, vật dụng, trang phục... thành một xu hướng mới của nền kinh tế. Thuật ngữ mới để gọi hiện tượng này là "Kinh tế chia sẻ” hay còn gọi là sharing economy.

Niêm yết trên sàn sẽ là động lực thúc đẩy những doanh nghiệp này hướng tới tăng trưởng và xây dựng thương hiệu. Khi đó, giá trị doanh nghiệp sẽ được cải thiện nhờ tính thanh khoản dồi dào trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, các công ty startup như Uber hay Airbnb, được mệnh danh là những con "kỳ lân" của Thung lũng Silicon - biệt hiệu dành các công ty được định giá trên 1 tỷ USD, vẫn trì hoãn việc niêm yết lần đầu ra công chúng (IPO). "Các chủ doanh nghiệp sợ cổ phiếu của họ bị bán tháo, công ty bị đẩy vào thế chân tường", một nhà quản lý danh mục chỉ ra.

Tâm lý lo ngại này diễn ra khi  gần đây nhất, cổ phiếu Facebook và Apple lao dốc sau báo cáo kinh doanh quý II chưa đạt kỳ vọng, mặc dù doanh thu và lợi nhuận khó có công ty nào trong ngành bì kịp. Bên cạnh Facebook, Alibaba cũng là một tấm gương cho thấy công ty công nghệ gặp nhiều khó khăn sau khi lên sàn. Vì vậy, không ngạc nhiên khi dữ liệu từ Dealogic cho thấy chỉ có 23 đợt IPO trong lĩnh vực công nghệ cao ở Mỹ so với 62 năm trước.

Giá trị các thương vụ IPO Mỹ (tính theo đồng USD) từ đầu năm đến nay đã giảm 63% so với mức tổng của cả năm 2014, xuống chỉ còn 36 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị các thương vụ M&A được công bố lên tới 2.300 tỷ USD, tăng với tốc độ kỷ lục 46% so với con số của cả năm 2014. "Khi các chủ doanh nghiệp bán công ty, họ rũ hết trách nhiệm so với như khi thực hiện IPO. Lựa chọn này rất hấp dẫn vào thời điểm hiện tại", chuyên gia của Goldman Sachs Group nhận định về sự suy giảm các vụ IPO nói chung tại Mỹ.

Các công ty công nghệ Dropbox, Square, Snapchat cùng rất nhiều startup "kỳ lân" của Mỹ có tổng định giá lên tới 486 tỷ USD. Tuy nhiên, giá IPO dự kiến của các startup này còn thấp hơn cả khoản vốn rót vào trong vòng gọi vốn gần đây nhất. Điều đó có nghĩa là nếu các startup này IPO, các nhà đầu tư cuối có khả năng bị mất tiền.

Các đợt phát hành IPO gần đây thu về kết quả kém khả quan. Vì theo số liệu của Dealogic, tính cho đến hết ngày 20/11/2015, cổ phiếu của các công ty đã lên sàn năm nay đã giảm trung bình 2% so với giá chào sàn, so với mức tăng 19% của các thương vụ trong suốt năm 2014.

Mặt khác, có nhiều nguyên nhân khiến các nhà đầu tư lo ngại về sự biến động của thị trường, vốn không thích hợp cho việc triển khai IPO. Đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tăng lãi suất trong tháng 12 này; mức định giá cổ phiếu cao hơn mức trung bình và lo ngại về khủng bố cùng những rủi ro địa chính trị khác. Do đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, đợt IPO của các "kỳ lân" sẽ diễn ra vào cuối năm 2016 hoặc 2017. 

Thụy Kha

Doanh nhân sài gòn



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dow Jones mất hơn 570 điểm và khép lại tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2022

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Ba (30/04) để khép lại một tháng sụt giảm, sau khi dữ liệu tiền lương cao hơn dự báo làm tăng lo ngại về lạm phát trước khi có...

Phố Wall tăng điểm nhờ cổ phiếu Tesla

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Hai (29/04) nhờ sự hỗ trợ của cổ phiếu Tesla, trong khi nhà đầu tư chuẩn bị cho một tuần bị chi phối bởi báo cáo lợi nhuận...

S&P 500 và Nasdaq Composite có tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2023

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Sáu (26/04), với S&P 500 và Nasdaq Composite ghi nhận tuần tăng tốt nhất kể từ tháng 11/2023, khi các cổ phiếu công nghệ lớn...

Dow Jones rớt gần 400 điểm sau dữ liệu kinh tế Mỹ mới nhất

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (25/04), sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt và lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98