ANA đầu tư vào VNA nhằm mục đích gì?

16/01/2016 12:08
16-01-2016 12:08:00+07:00

ANA đầu tư vào VNA nhằm mục đích gì?

Chỉ mua một lượng cổ phần nhỏ của Vietnam Airlines - VNA (HVN), mục đích của tập đoàn hàng không Nhật Bản ANA Holdings đơn giản là tìm kiếm một đối tác để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ra khu vực Châu Á.

ANA sẽ mua xấp xỉ 8.8% cổ phần của Vietnam Airlines

Đầu tuần này, ANA và Vietnam Airlines đã ký một biên bản ghi nhớ về việc ANA sẽ mua xấp xỉ 8.8% cổ phần của Vietnam Airlines, tương đương 2.431 tỉ đồng (108 triệu USD). Sự kiện này đã chính thức xác nhận tin đồn đã có từ lâu.

Sự hợp tác này sẽ đánh dấu khoản đầu tư đầu tiên của ANA vào một hãng hàng không quốc gia ở bên ngoài Nhật Bản, cũng như là lần đầu tiên Vietnam Airlines được đầu tư bởi một hãng hàng không nước ngoài.

Nhưng với lượng cổ phần 8,8% mà ANA dự kiến mua vào, hãng hàng không quốc gia vẫn phải tiếp tục quá trình tìm kiếm những nhà đầu tư chiến lược khác nữa để đạt mục đích giảm tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ xuống 65%.

Vậy, chỉ với một tỷ lệ cổ phần nhỏ là 8,8% và chắc chắn ANA không có tiếng nói trọng lượng trong ban quản trị của Vietnam Airlines, khi Nhà nước vẫn nắm giữ tới hơn 80% cổ phần, ANA sẽ được lợi gì từ thương vụ này?

Theo thông báo chung của cả hai bên, thỏa thuận này sẽ giúp cho ANA và Vietnam Airlines phát huy được tối đa lợi thế tại thị trường Châu Á nơi mà nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước có tốc độ tăng trưởng rất tiềm năng là Campuchia, Laos, Myanmar và VN.

Ông Phạm Viết Thanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vietnam Airlines cho biết, việc hợp tác với Tập đoàn ANA sẽ giúp Vietnam Airlines tiếp thu được công nghệ quản lý mới, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

“Tôi tin chắc rằng, sự hợp tác chiến lược này sẽ nâng cao giá trị và hình ảnh thương hiệu Vietnam Airlines nhằm đem lại giá trị gia tăng, tiện ích hơn nữa cho khách hàng của chúng tôi” – ông Thanh nhấn mạnh.

Còn với ANA, ông Shinya Katanozaka – Tổng giám đốc của ANA, không hề giấu giếm rằng Châu Á là thị trường tiềm năng của ANA trong kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động quốc tế, và Vietnam Airlines là “đối tác lý tưởng bởi chúng tôi có sự tương đồng về tiêu chuẩn cao, cách thức tiếp cận khách hàng và hoạt động hiệu quả.”

“Chúng tôi mong sẽ sớm hoàn thành kế hoạch đầu tư chiến lược này và chính thức công bố mối quan hệ hợp tác để cùng nhau phục vụ hành khách tốt hơn” – ông Katanozaka nói.

Mối quan hệ hợp tác mà ông Katanozaka đề cập đến không chỉ là nắm cổ phần và chia sẻ lợi nhuận với Vietnam Airlines, mà sâu xa hơn sẽ là một thỏa thuận về những chuyến bay chia sẻ với hãng hàng không quốc gia của VN mà ANA đang nhắm đến. Có nghĩa rằng, ANA cũng rất muốn có thể bán vé của mình cho hành khách nhưng lại bay trên những chuyến bay của Vietnam Airlines.

Hiện tại, Vietnam Airlines đang khai thác 66 chuyến bay mỗi tuần trên 10 đường bay giữa Nhật Bản và VN. Trong khi đó, ANA – tập đoàn mẹ của hãng hàng không All Nippon Airways – khai thác 14 chuyến bay hàng tuần giữa 2 đường bay này. Rất dễ để thấy rằng tần suất bay của ANA ít hơn rất nhiều so với Vietnam Airlines. Khi tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản muốn mở rộng thị trường đến VN, có lẽ đây là cách đi nhanh nhất.

Nhưng có một điểm đáng chú ý nữa khiến ANA muốn đầu tư vào Vietnam Airlines, đó là cuộc cạnh tranh với đối thủ Japan Airlines. Hiện tại Japan Airlines và Vietnam Airlines đã thực hiện thỏa thuận các chuyến bay chia sẻ với nhau. Một khi ANA trở thành cổ đông của Vietnam Airlines, rất có thể Japan Airlines không còn mối quan hệ hiện tại với Vietnam Airlines nữa.

Theo hãng tin Nikkei của Nhật Bản, rất có thể thỏa thuận đầu tư giữa hai hãng hàng không sẽ được chốt trong mùa hè tới, và các chuyến bay chia sẻ giữa hai bên cũng sẽ được thực hiện vào khoảng thời gian bắt đầu tư tháng 10 năm nay. Nếu như vậy, Các chuyến bay liên danh giữa Vietnam Airlines và ANA có thể bao phủ toàn bộ đường bay giữa Việt Nam và Nhật Bản, cũng như những tuyến bay chính nằm trong lãnh thổ mỗi nước.

Vấn đề bây giờ mà cả ANA và Vietnam Airlines phải chờ đợi chính là sự đồng ý từ các liên minh hàng không mà hai bên thang gia. Trong khi ANA tham gia vào liên minh hàng không Star Alliance thì Vietnam Airlines lại là thành viên của Skyteam.

Ninh Kiều

dđdn



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98