Andy Ho và góc nhìn về dòng vốn ngoại

20/01/2016 09:36
20-01-2016 09:36:58+07:00

Andy Ho và góc nhìn về dòng vốn ngoại

Đối với ông Andy Ho – Giám đốc điều hành VinaCapital, năm 2015 khép lại với nhiều biến động hơn mong đợi trên thị trường chứng khoán. Tiếp đến năm 2016, thị trường chứng khoán, đặc biệt là dòng vốn ngoại sẽ chịu tác động bởi những yếu tố nào và kế hoạch của VinaCapital sẽ ra sao?

Ông Andy Ho – Giám đốc điều hành VinaCapital

Thị trường chứng khoán năm 2015 đi qua có đúng như kỳ vọng của ông không?

Quả thực thị trường chứng khoán năm 2015 đã có nhiều biến động hơn mong đợi. Cũng như nhiều nhà đầu tư khác, chúng tôi mong muốn VN-Index có thể đạt trên mức 600 điểm vào cuối năm với lượng giao dịch hằng ngày tăng dần lên. Tuy nhiên, kết phiên cuối cùng của năm, VN-Index chỉ dừng lại ở mức 579.03 điểm, tăng 6.4% so với đầu năm.

Ngoài ra, chúng tôi cũng khá thất vọng khi chương trình cổ phần hóa không đạt tiến độ như đã đề cập từ trước.

Đầu tư vào doanh nghiệp cổ phần hóa cũng là định hướng của VinaCapital hiện nay, ông có thể nói rõ hơn về những khoản đầu tư này trong năm 2015 cũng như kế hoạch đầu tư trong năm 2016?

Đối với VinaCapital, năm 2015 vừa qua chúng tôi đã tái cấu trúc danh mục, thoái vốn một số tài sản niêm yết và tái đầu tư vào các doanh nghiệp mạnh, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa như Vinatex và ACV.

Sang năm 2016, chúng tôi mong muốn đầu tư thêm, nắm bắt nhiều cơ hội hơn nữa từ chương trình cổ phần hóa, nhưng điều này còn phụ thuộc vào tiến độ thực tế của chương trình này. Đặc biệt, chúng tôi hy vọng 2016 sẽ là một năm thành công hơn trong việc gọi vốn đầu tư và có thêm những cơ hội đầu tư vào các công ty mạnh như Novaland và Đường Quảng Ngãi.

Ngoài hai công ty này, khoản đầu tư mới trong năm 2015 của VinaCapital còn có IDP.

Riêng với Novaland và IDP, chúng tôi đang tích cực hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ. Việc Novaland sớm trở thành công ty đại chúng sẽ mở ra cơ hội cho nhiều nhà đầu tư nội địa cùng tham gia và gặt hái thành công từ tiềm năng tương lai của doanh nghiệp này. Chúng tôi hy vọng Novaland sẽ niêm yết vào cuối 2016 – đầu 2017.

Sau quyết định nâng lãi suất của Fed vào cuối năm 2015, nhiều chuyên gia nhận định sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất nữa trong năm 2016. Liệu dòng vốn ngoại vào thị trường Việt Nam sẽ chuyển biến ra sao, thưa ông?

Động thái nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại thời điểm gần cuối năm 2015 không gây bất ngờ và hầu hết các nhà quản lý quỹ tại Việt Nam đã kịp điều chỉnh các khoản đầu tư để thích ứng với tình hình mới, nên tôi không cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục rút một lượng lớn vốn đầu tư về chính quốc. Hơn nữa, mức lãi suất của Fed tăng rất ít và ảnh hưởng không đáng kể lên chi phí gọi vốn của các nhà đầu tư. Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam vốn dĩ chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân nên có thể nói rằng lãi suất Fed nói riêng sẽ không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn này.

Tôi cũng cho rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong năm 2016. Các thị trường toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng, tuy nhiên với mức tăng rất nhỏ như vậy, ảnh hưởng này sẽ chỉ ở mức thấp.

Như vậy, theo ông những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại vào Việt Nam trong năm 2016?

Không chỉ riêng tác động của việc Fed điều chỉnh lãi suất, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam sẽ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Có nghĩa là, nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc nhiều khía cạnh trước khi đầu tư vào Việt Nam, bao gồm định giá, thanh khoản, cơ hội tương tự tại các quốc gia khác, sự mất giá và tính thanh khoản của đồng nội tệ, chi phí vốn của nhà đầu tư so với lợi nhuận tiềm năng từ cổ phần tại Việt Nam và rủi ro chính trị so với các nước khác.

Nhìn chung, nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều lựa chọn khi đầu tư vào các thị trường mới nổi từ Đông Nam Á đến Mỹ Latin và Đông Âu. Việt Nam phải cạnh tranh để thu hút dòng tiền và sự chú ý của các nhà đầu tư khi họ có thể đang quan tâm các thị trường khác.

Tôi cho rằng rất khó dự đoán cụ thể về dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong năm 2016 vì các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư có thể diễn biến khác nhau. Chẳng hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có mức định giá tốt với P/E khoảng 12x, thấp hơn đáng kể so với trung bình 15-20x tại các thị trường Đông Nam Á, tuy nhiên không phải cổ phiếu nào cũng có thanh khoản cao.

Nói chung, tất cả các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư quốc tế, sẽ đầu tư vào những doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh và bền vững. Tôi tin rằng các công ty Việt Nam sẽ làm được trong những năm sắp tới dựa trên mức tăng trưởng GDP đạt 6-7%/năm. Tuy nhiên, các ngân hàng hoặc nhà đầu tư có thể đòi hỏi lãi suất cho vay hoặc lợi suất đầu tư cao hơn do khả năng tiền đồng tiếp tục xuống giá. Khi chi phí gọi vốn tăng lên, giá trị của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ giảm đi so với thị trường các nước trong khu vực như Philippines, và có thể sẽ ít hấp dẫn nhà đầu tư hơn trước.

Liên quan đến vấn đề tỷ giá, mới đây, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cơ chế tỷ giá mới bằng cách xác định tỷ giá trung tâm của VNĐ với USD, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động trên thị trường thế giới. Phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài với cơ chế này như thế nào, thưa ông?

Về đồng nội tệ, rất có khả năng VNĐ sẽ xuống giá thêm trong năm 2016; quan sát của VinaCapital cho thấy VNĐ đang được giao dịch trên thị trường bằng hoặc cao hơn mức giá trần, từ đó gây áp lực điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng cơ chế ấn định tỷ giá trung tâm mỗi ngày vừa được NHNN áp dụng sẽ giúp nhà đầu tư quốc tế an tâm hơn khi quyết định tham gia hoặc tăng vốn đầu tư tại Việt Nam vì dòng vốn sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực một cách đột ngột như đã xảy ra trong năm 2015 theo cơ chế cũ.

Được biết VinaCapital từng nung nấu ý định nghiên cứu thành lập Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và Quỹ bất động sản (REIT) tại thị trường Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã xuất hiện loại hình quỹ này nhưng vẫn chưa thấy VinaCapital, vì sao, thưa ông?

VinaCapital vẫn đang trong quá trình thẩm định các loại hình quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tiềm năng cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đã có một số đơn vị nhanh chân hơn  trong việc thành lập một vài ETFs khá hấp dẫn. Cá nhân tôi rất hào hứng với mô hình ETF và REIT nhưng một thử thách mà VinaCapital phải đối mặt (và tiếp tục cân nhắc) là liệu có nhà đầu tư lớn nào quan tâm đến các loại sản phẩm đầu tư này hay không?

Các loại hình này đã phát triển rất tốt tại những nền kinh tế phát triển hơn và hội nhập sâu rộng hơn vào thế giới. Tôi tin là trong dài hạn, ETF và REIT sẽ hoạt động tốt tại thị trường Việt Nam khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và trở thành một phần gắn kết vào cộng đồng kinh tế quốc tế.

Theo lộ trình thì VinaLand và VNI phải đóng quỹ trong năm 2015, tiến trình đóng cửa và kế hoạch phát triển quỹ mới của VinaCapital như thế nào, thưa ông?

Quỹ VNL và VNI đã đi đến cuối một chu trình đầu tư và do đó sẽ có các điều chỉnh thích hợp trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, các quỹ này không nhất thiết phải “đóng”.

Trong đó, Quỹ VNI trên thực tế đã thành một sản phẩm đầu tư mới. VNI được tái cấu trúc thành 2 quỹ: một quỹ mở đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và một quỹ đầu tư vào cổ phần tư nhân. Còn Quỹ VNL đang tiếp tục thoái vốn các tài sản đã “chín muồi” và sẽ thực hiện chiến lược mới trong năm 2016.

VinaCapital sẽ tìm kiếm cơ hội tái đầu tư một phần nguồn thu từ việc bán các dự án và tài sản trong lĩnh vực bất động sản. Còn trong lúc này, chúng tôi có quỹ VinaCapital Real Estate Special Opportunities (VRSO) đang đầu tư vào một số dự án địa ốc tiềm năng./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán sẵn sàng để bán là gì?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về một loại sản tài chính thường được các doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng ghi nhận trên báo cáo tài chính.

Theo dấu dòng tiền cá mập 03/05: Tự doanh và khối ngoại đồng thuận

Phiên ngày 03/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng thuận mua ròng, lần lượt hơn 890 tỷ đồng và hơn 528 tỷ đồng. MWG gây chú ý khi có 2 phiên liên...

Nhiều cổ phiếu “cất cánh” sau kết quả kinh doanh tích cực

Vẫn như mọi khi, nhà đầu tư tỏ ra hứng khởi trước những thông tin lợi nhuận vượt dự báo.

Khối ngoại bán ròng 12 tháng liên tiếp trên HOSE, giá trị gần 50 ngàn tỷ đồng

Nối tiếp hành động của tháng trước, các nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) tiếp tục bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong tháng 4, qua đó...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 03/05

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

03/05: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm công bố thông tin về trái phiếu, công ty liên kết của DXG bị xử phạt

Ngày 02/05/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Cổ phiếu ngân hàng “hụt hơi”

Thị trường trải qua tháng giao dịch nhiều biến động về hướng tiêu cực, khiến hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh.

Theo dấu dòng tiền cá mập 02/05: Dòng tiền ngược chiều tại MWG

Phiên ngày 02/05, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đồng loạt thay đổi động thái so với phiên trước đó.

Cổ phiếu TAR bị hủy niêm yết từ 21/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 21/05/2024. Ngày giao...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98