Điều gì có thể khiến Fed ngưng tăng lãi suất trong năm 2016?

11/01/2016 08:05
11-01-2016 08:05:17+07:00

Điều gì có thể khiến Fed ngưng tăng lãi suất trong năm 2016?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khép lại năm 2015 bằng một hành động chưa từng có kể từ năm 2006: đó là nâng lãi suất, khởi đầu cho một giai đoạn thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn.

* Biên bản họp: Fed có thể nâng lãi suất 4 lần trong năm 2016

Chủ tịch Fed Janet Yellen

Kể từ đó, các nhà phân tích Phố Wall đã tự hỏi khi nào Fed sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất tiếp theo và sẽ có bao nhiêu đợt như thế trước khi thế giới quay trở lại một chính sách tiền tệ “bình thường”?

Tuy vậy, theo Business Insider, vẫn có những người tin rằng một điều gì đó có thể khiến cho kế hoạch thắt chặt tiền tệ của Fed bị “phá sản”, vì họ tin rằng mức tín dụng yếu ở các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ khiến Fed không thể tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2016.

Lá phiếu phủ quyết đến từ Brazil...

Larry McDonald, Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô về nền kinh tế Mỹ tại Ngân hàng Societe Generale, là một người như thế. Để minh họa cho quan điểm của mình, ông đã gửi cho Tạp chí BusinessInsider một biểu đồ từ Brazil, nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới.

Biểu đồ này cho chúng ta thấy trái phiếu thời hạn 10 năm so với hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) 5 năm của quốc gia này. Về cơ bản, hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) chính là sự bảo hiểm cho sự thua lỗ của trái phiếu.

“Trái phiếu thời hạn 10 năm của Brazil hiện đang thấp hơn 5 điểm so với các mức căng thẳng tháng 9”, McDonald viết trong email. “Câu hỏi trị giá 64 ngàn tỷ USD cho năm 2016 là liệu rủi ro tín dụng có phủ quyết lộ trình thắt chặt tiền tệ hiện tại của Fed? Câu trả lời của tôi là ‘Có’”.

Hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) 5 năm của Brazil 

Nguồn: Business Insider

Brazil – giống như nhiều nền kinh tế mới nổi khác – hiện đang trong tình trạng “căng thẳng”, một phần là vì giá cả của các loại hàng hóa như dầu và quặng sắt đang trên đà giảm sâu.

Tại thời điểm mong manh này, các nền kinh tế mới nổi cần tất cả tiền từ các nhà đầu tư đổ vào, nhưng những đợt tăng lãi suất liên tiếp của Fed sẽ khiến dòng tiền ấy đổ sang Mỹ vì các nhà đầu tư luôn muốn tìm nơi giữ tiền an toàn hơn.

Điều này cũng sẽ xảy ra với các nền kinh tế phát triển có sản xuất hàng hóa, như Australia và những quốc gia được mệnh danh là nhà sản xuất như Đức. Nó cũng “lan” cả sang các nền kinh tế mới nổi có sản xuất hàng hóa. Nhu cầu về sản phẩm của các quốc gia này sẽ giảm vì việc tiêu thụ ở các thị trường mới nổi sẽ chậm lại.

Hay là tình trạng giảm phát?

Nói cách khác, tình trạng giảm phát sẽ phổ biến hơn, đây cũng chính là những gì mà Fed đang cố gắng ngăn chặn bằng chính sách lãi suất ở mức zero của mình trước thời điểm tăng lãi suất vào tháng 12 vừa qua.

Không ai biết được khi nào giá cả của các loại hàng hóa sẽ tăng trở lại, nhưng các nhà phân tích thấy rất ít chất xúc tác tích cực trong tương lai gần.

Đó là điều khiến cho những người như McDonald tự hỏi liệu Fed có tiếp tục thắt chặt nguồn cung tiền hay không. Nên nhớ rằng, trước đây Fed đã từng trì hoãn việc thực hiện các quyết định chính sách vì nền kinh tế toàn cầu, chẳng hạn như quyết định không tăng lãi suất trong tháng 9/2015 một phần là vì tính chất dễ biến động trên các thị trường Trung Quốc.

Nhưng rồi, kinh tế Trung Quốc vẫn “có vấn đề” khi Fed quyết định tăng lãi suất trong tháng 12.

Vì thế câu hỏi đặt ra là liệu Fed có đưa thế giới về lại trạng thái cân bằng không nếu mọi chuyện bên ngoài nước Mỹ thật sự đang đi... trật đường ray?

Phần còn lại của thế giới sẽ “đói” tiền mặt “dễ vay” hơn trong năm 2016 và Fed có thể phải đóng vai trò là “nhà cung cấp” cho họ./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98