Sự thật về thương mại hàng hóa tuyến biên giới Việt - Trung

05/01/2016 16:49
05-01-2016 16:49:47+07:00

Sự thật về thương mại hàng hóa tuyến biên giới Việt - Trung

Theo Vụ thương mại Biên giới và Miền núi, thông qua hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung, các mặt hàng nông, lâm sản, thực phẩm Việt Nam được xuất khẩu biên mậu sang Trung Quốc đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các dịch vụ vận tải...

Giao thương biên giới Việt Nam - Trung Quốc rất đa dạng

Tại Hội nghị Phát triển thương mại biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo vừa diễn ra sáng nay (5/1), ông Hoàng Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ thương mại Biên giới và Miền núi cho biết, hiện hoạt động thương mại biên giới là “đòn bẩy” thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên những địa bàn biên giới trọng yếu của đất nước. Cùng với đó, phát triển thương mại biên giới là một chiến lược phát triển kinh tế, xã hội kết hợp với bảo vệ an ninh, quốc phòng hết sức quan trọng.

Cũng theo ông Tuấn, hoạt động thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, biên giới xa xôi.

Theo số liệu thống kê của Vụ thương mại Biên giới và Miền núi, năm 2015, tổng kim ngạch mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới ước đạt 27,56 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2014. Trong đó, tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc chiếm khoảng 85%.

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc rất phong phú, đa dạng

Trong thương mại biên giới tuyến Việt Nam - Trung Quốc xuất, nhập khẩu đạt 5.842,3 triệu USD, tăng 10,1%. Trong đó, xuất khẩu đạt 2.665,7 triệu USD, giảm 12,1%; nhập khẩu đạt 3.176,6 triệu USD, tăng 40%; Các phương thức tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan đạt 17.380,4 triệu USD, tăng 47,1% so với năm 2014. Trao đổi hàng cư dân biên giới đạt 227,1 triệu USD, tăng 188,4% so với năm 2014.

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc rất phong phú, đa dạng. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là ba nhóm: nông, lâm, thủy hải sản; hàng công nghiệp chế biến; hàng khoáng sản.

Hàng hóa nhập khẩu gồm hai nhóm chính là nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư đầu vào cần thiết cho sản xuất; máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng điện tử, thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Nhưng còn nhiều bất cập...

Mặc dù hoạt động thương mại biên giới thời gian qua đã đạt được những kết quả khá tốt, nhưng công tác quản lý vẫn còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển thương mại biên giới của Việt Nam với các nước có chung biên giới.

Chia sẻ về những hạn chế tại tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, ông Hoàng Minh Tuấn cho biết, hiện tại một số cửa khẩu, lối mở biên giới, hàng hóa hợp phát xuất xứ Việt Nam được mở tờ khai, làm thủ tục đầy đủ bên phía Việt Nam (hình thức chợ biên giới theo quy định của Trung Quốc), nhưng phía Trung Quốc yêu cầu chuyển tải sang xe biên mậu để đưa sang Trung Quốc theo hình thức chợ biên giới, nhằm tận dụng chính sách ưu đãi 8.000 nhân dân tệ/người/ngày của Trung Quốc. Cách làm này gây chậm trễ, bất tiện cho thông quan hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng theo ông Tuấn, chợ biên giới phần lớn thực chất là chợ dân sinh trong nội địa, được xây dựng từ lâu, chưa được quan tâm đầu tư nâng cấp, chưa quy hoạch hệ thống các cặp chợ biên giới dành cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Do vậy, hoạt động của cư dân biên giới hai nước vẫn chưa thực sự sôi động, phong phú và chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế về thương mại biên giới của tỉnh, phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển giao lưu thương mại qua cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới phía Bắc.

Vụ trưởng Vụ thương mại Biên giới và Miền núi cho biết thêm, hiện nay, hệ thống kho bãi tại cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hệ thống kho lạnh chưa được đầu tư. Thiết bị nâng, hạ, xếp dỡ, sang tải hàng hóa còn thiếu, đặc biệt là xếp dỡ hàng rời chủ yếu bằng thủ công là chính, làm giảm năng lực, cơ hội thông quan và ảnh hưởng lớn tới hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa. Hạ tầng thương mại phục vụ mua bán, trao đổi hàng hóa tại các cửa khẩu phụ, lối mở chưa được cải thiện.

“Một số mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam có tính mùa vụ (dưa hấu tươi, thanh long… ) khu mua bán, trao đổi với Trung Quốc là theo hình thức đi chợ, tức doanh nghiệp bán không có hợp đồng mua bán sẵn với đối tác Trung Quốc, ồ ạt chở lên biên giới khi vào vụ, khiến khả năng thông quan của cửa khẩu nhất thời không đáp ứng được, bị doanh nghiệp bên Trung Quốc lợi dụng ép giá, gây nên tình trạng ùn tắc tại khu vực cửa khẩu, làm thiệt hại về kinh tế, khiến dư luận bức xúc, gây áp lực cho các cơ quan quản lý”, Vụ trưởng Vụ thương mại Biên giới và Miền núi chia sẻ.

Một hạn chế nữa cũng được lãnh đạo Vụ thương mại Biên giới và Miền núi cho biết, nhưng thông tin về thương mại biên giới phục vụ công tác quản lý và điều hành còn thiếu, hạn chế, đặc biệt là thông tin thương mại biên giới với Trung Quốc rất nhạy cảm. Cùng với đó, các sự việc bất thường liên quan đến thương mại biên giới xảy ra tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới cập nhật chưa kịp thời. Việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin để khuyến các cho các doanh nghiệp Việt Nam về sự thay đổi điều hành, quản lý biên mậu của phía Trung Quốc còn thiếu và chưa nắm bắt kịp thời.

Minh Hường

vnmedia





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98