Công ty sữa lớn nhất Australia về tay Trung Quốc

23/02/2016 21:22
23-02-2016 21:22:14+07:00

Công ty sữa lớn nhất Australia về tay Trung Quốc

Các vụ doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm công ty trong nước là một vấn đề chính trị nhạy cảm ở Australia...

Nhiều chính trị gia Australia lo ngại việc những vùng đất nông nghiệp quan trọng của nước này bị nhà đầu tư ngoại thâu tóm.

Nhà chức trách Australia đã chấp thuận vụ bán lại công ty sản xuất sữa lớn nhất của nước này cho một vị khách Trung Quốc.

Theo tờ Wall Street Journal, động thái này là một sự khẳng định của Chính phủ Australia trong cam kết mở cửa cho đầu tư nước ngoài, bất chấp những lo ngại lớn xung quanh việc những vùng đất nông nghiệp quan trọng của nước này bị nhà đầu tư ngoại thâu tóm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Scott Morrison ngày 23/2 tuyên bố công ty Van Dieman’s Land Co. ở bang hải đảo Tasmania của nước này đã được bán cho doanh nhân Lu Xianfeng của Trung Quốc với giá 280 triệu Đôla Australia, tương đương 202 triệu USD.

Thương vụ này “chắc chắn sẽ giúp làm tăng công ăn việc làm và đầu tư trong một lĩnh vực kinh tế quan trọng ở Tasmania. Chúng tôi đảm bảo là họ sẽ đóng thuế đầy đủ”, ông Morrison nói trong một tuyên bố.

Các vụ doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm công ty trong nước là một vấn đề chính trị nhạy cảm ở Australia, nơi các chính trị gia theo trường phái dân tộc chủ nghĩa phản đối mạnh các thương vụ bị cho là đe dọa an ninh lương thực và nguồn nước vào thời điểm nhu cầu toàn cầu gia tăng.

Các vụ đầu tư từ Trung Quốc đặc biệt gây tranh cãi bởi nhiều công ty từ Trung Quốc muốn thâu tóm tài sản ở Australia là các doanh nghiệp quốc doanh. Hiện Trung Quốc là nước đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp ở Australia.

Vào tháng 11 năm ngoái, ông Morrison đã chặn thương vụ bán lại công ty chăn thả gia súc S Kidman and Co. cho nhà đầu tư Trung Quốc, cho rằng thương vụ này đi ngược lại lợi ích quốc gia. S Kidman có nhiều tài sản khác nhau, trong đó có Anna Creek, bãi chăn thả gia súc lớn nhất thế giới.

Van Dieman’s Land Co. trước đây thuộc sở hữu của Hội đồng quận Plymouth của New Zealand. Công ty này sản xuất 7,7 triệu kg sữa cô đặc mỗi năm từ khoảng 18.000 đầu gia súc.

Doanh nhân Lu là một người có nhiều hoạt động kinh doanh ở Australia, và là nhà sáng lập Ningbo Xianfeng New Material, một công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thẩm Quyến.

Thăng Điệp

vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phát triển kinh tế sau Đồng thuận Washington

Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các quốc gia đang phát triển cần phải theo một khung chính sách mới nhằm tăng cường khả năng phục hồi kinh tế vĩ mô, tận dụng...

Australia cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm

RBA đã hạ lãi suất tiền mặt 0,25 điểm phần trăm xuống còn 4,1%, đánh dấu lần đầu tiên lãi suất này được cắt giảm kể từ tháng 11/2020.

Khủng hoảng dư thừa công suất tại Trung Quốc sẽ trầm trọng hơn dưới thời Trump

Cuộc chiến thuế quan mới của Donald Trump với Trung Quốc đang khiến một vấn đề căn bản của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở nên nghiêm trọng hơn: Tình trạng dư...

Jack Ma trở lại: Màn tái xuất lịch sử báo hiệu kỷ nguyên mới của Trung Quốc

Trong một động thái đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của chính sách kinh tế Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp đặc biệt với những gương mặt...

Hàng trăm thương hiệu nước ngoài có kế hoạch trở lại Nga trong năm 2025

Giới truyền thông bắt đầu nói về khả năng trở lại thị trường Nga của PepsiCo, Coca-Cola, Apple, Microsoft, Cisco, Johnson & Johnson, Nike và thậm chí cả Ford và...

Viễn cảnh vận tải biển container 2025

Vận tải biển container toàn cầu đứng trước một năm 2025 dường như không chắc chắn và khó đoán định với nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đan xen lên...

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung sẽ phát triển đến đâu?

Ngay sau khi các biện pháp thuế quan của Mỹ có hiệu lực, Trung Quốc đã đưa ra những động thái đáp trả của mình. Những kịch bản nào có thể xảy ra trong cuộc chiến...

Kinh tế Anh 5 năm sau khi Brexit

Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR) ước tính, Brexit khiến quy mô nền kinh tế Anh giảm 4% trong dài hạn (tương đương 100 tỷ bảng) và xuất nhập khẩu hàng hóa và...

Mất thị trường Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc vội vã tìm thị trường thay thế

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang vội vã tìm kiếm thị trường thay thế cho thị trường Mỹ sau các đòn thuế quan của ông Trump. 

Lạm phát tại Nhật Bản có khả năng lên mức cao nhất trong 17 tháng

Giá thực phẩm tiếp tục leo thang và trợ cấp của chính phủ cho các nhà máy lọc dầu bị cắt giảm là các yếu tố khiến lạm phát tại Nhật Bản có khả năng tăng mạnh trong...


TIN CHÍNH

Cổ tức tuần 17-21/02: Ít mà ‘chất’

Cổ tức tuần 17-21/02: Ít mà ‘chất’

Tuần từ 17-21/02/2025, vỏn vẹn 3 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Tuy nhiên, tỷ lệ cao nhất lên tới 54%, tương đương 5,400 đồng cho mỗi cổ phiếu sở hữu.




Hotline: 0908 16 98 98