Điều gì giúp giá đường tăng mạnh nhất 23 năm?

24/02/2016 20:48
24-02-2016 20:48:23+07:00

Điều gì giúp giá đường tăng mạnh nhất 23 năm?

Đường ghi nhận phiên tăng giá mạnh nhất từ năm 1993

Các hợp đồng đường tương lai trên sàn Intercontinental Exchange đã ghi nhận phiên tăng giá mạnh nhất trong gần 23 năm sau khi nhận được các dự báo cho thấy nguồn cung có thể không đáp ứng đủ nhu cầu. 

ISO: Giá đường sẽ tăng do sản lượng giảm sút

 

Theo CNBC, Tổ chức Đường quốc tế (ISO) hôm 23/02 cho biết thị trường sẽ thiếu kỷ lục khoảng 5 triệu tấn đường trong năm nay do thời tiết khắc nghiệt.

Nếu đúng như dự báo, đây sẽ là lần đầu tiên trong 5 năm, cung đường rơi vào tình trạng thiếu hụt do vụ mùa bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng El Nino và mưa lớn tại Brazil, nhà sản xuất đường lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó là đà tăng của giá dầu cọ khi hợp đồng này chạm mức cao nhất trong 21 tháng vào đầu tháng 2 khi dự trữ tại Malaysia giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng vào tháng 1/2016.

Hợp đồng đường giao tháng 5 trên sàn Intercontinental Exchange tại Mỹ, hợp đồng đang được giao dịch sôi động nhất, đã tăng vọt 8.9% lên 13.90 xu/lb vào ngày thứ Ba. Theo tính toán của Bloomberg, đây là phiên bứt phá mạnh nhất của giá đường kể từ tháng 3/1993. Tại London, giá đường trắng giao tháng 5 trên sàn ICE Futures Europe nhảy vọt 6.1% lên 395.90 USD/tấn.

Bất chấp đà phục hồi này, Ngân hàng ANZ cho rằng các hợp đồng tương lai 2016 và 2017 đã bị định giá quá thấp và có thể tăng bình quân 15-17 xu/lb sau khi bị bán quá mạnh. Theo ANZ, nguồn cung dồi dào trong ngắn hạn đã tác động đặc biệt nặng nề đến giá đường giao sau, kéo các hợp đồng tương lai 2016 và 2017 xuống phạm vi định giá quá thấp đồng thời các quỹ cũng ồ ạt bán ra.

Ngoài ra, ANZ còn cho biết thêm, tỷ lệ chuyển đổi từ mía sang đường tại các khu vực trồng mía lớn của Brazil đã chạm mức thấp nhất trong ít nhất 8 năm vào năm 2015./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủy sản Việt Nam ảnh hưởng thế nào từ chính sách thuế mới của Mỹ?

Những động thái của Mỹ với các nước Trung Quốc, Canada, Mexico sẽ là cơ hội và thách thức đan xen đối với thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Thị trường phân bón: Giao dịch sôi động với giá tăng mạnh

Với hoạt động xuất khẩu sôi động và giá tăng mạnh trên hầu hết các thị trường thế giới, giá phân ure - chủng loại phân bón dẫn dắt thị trường trong nước tiếp tục đi...

Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục

Tại Đồng Tháp, giá lúa IR 50404 dao động ở mức 5.300-5.500 đồng/kg; lúa OM 5451 giá từ 5.800-6.100 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 giá từ 6.600-6.800 đồng/kg; lúa OM 18 giá...

Giá cà phê hôm nay 16-2: Tuần của kỷ lục

Giá cà phê hôm nay vẫn duy trì ở mức rất cao dù có đi lùi trong phiên giao dịch cuối tuần và đây vẫn là tuần đáng nhớ của giới kinh doanh cà phê

Nguồn cung dồi dào kéo giá gạo châu Á giảm mạnh

Giá gạo Việt Nam trượt xuống mức thấp nhất trong hai năm, trong khi giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ cũng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 19 tháng trong tuần...

Thị trường sầu riêng vẫn rối

Dù đang nghịch vụ nhưng giá sầu riêng đang ở mức thấp, nhiều người lo lắng cho việc tiêu thụ sầu riêng khi vào chính vụ.

Lý do giá thịt lợn bất ngờ tăng cao kỷ lục

Ngày 13/2, giá lợn hơi duy trì ở mức cao trên cả nước, dao động từ 68.000 - 73.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục không chỉ trong nước mà còn trong khu vực...

Trung Quốc vẫn hạn chế xuất khẩu phân bón Urê, cơ hội cho Việt Nam

Việc siết chặt xuất khẩu phân bón Urê của Trung Quốc sẽ đem lại cơ hội cho các nhà sản xuất Việt Nam tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực...

Giá heo hơi tăng cao sau Tết, khan hàng về chợ đầu mối

Nhiều địa phương đang ghi nhận giá heo hơi tăng mạnh sau Tết, nguồn hàng về chợ đầu mối giảm mạnh.

Để nông sản Việt tiến sâu vào các thị trường "khó tính"

Việt Nam phải nghiên cứu, tuân thủ chặt chẽ luật chơi quốc tế, đặc biệt là với những thị trường có nhiều quy định chặt chẽ về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98