Gỗ Trường Thành: Đối tác chiến lược nắm 30% vốn qua chuyển đổi khoản vay 1,202 tỷ là ai?

23/02/2016 16:03
23-02-2016 16:03:36+07:00

Gỗ Trường Thành: Đối tác chiến lược nắm 30% vốn qua chuyển đổi khoản vay 1,202 tỷ là ai?

Ông Võ Diệp Văn Tuấn, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HOSE: TTF) cho biết sắp tới đây sẽ trình lên cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên kế hoạch phát hành khoảng 70 triệu cp cho đối tác chiến lược nhằm chuyển đổi khoản vay chuyển đổi trị giá 1,202 tỷ đồng.

Trao đổi với người viết, ông Tuấn chia sẻ năm 2015 là năm TTF chính thức tái cơ cấu tài chính thành công. Hiện dư nợ vay ngân hàng hợp nhất khoảng 1,229 tỷ vào 31/12/2015 và trong quý 1/2016 giảm được xuống còn dưới 1,000 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ chỉ còn chưa tới 600 tỷ đồng.

Trong quá trình tái cơ cấu tài chính, Công ty đã thực hiện thành công 1,202 tỷ đồng khoản vay chuyển đổi. Khoản vay này sẽ được hoán đổi thành cổ phiếu với 603.5 tỷ đồng tại giá chuyển đổi là 14,200 đồng/cp và 598.4 tỷ đồng tại giá chuyển đổi 22,000 đồng/cp. Dự kiến 31/03/2016, Công ty sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2016 để trình cổ đông thông qua việc phát hành này. Và sau khi được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên, dự kiến quý 2/2016 tiến hành.

Như vậy, TTF sẽ phát hành khoảng 70 triệu cp để thực hiện việc chuyển đổi này, tức tương đương 30% vốn sau phát hành (vốn hiện tại là 1,400 tỷ đồng). Ông Tuấn cho biết, việc phát hành này là cho một đối tác chiến lược, danh tính đối tác này sẽ được công bố vào thời gian gần nhất. Do phát hành cho đối tác chiến lược nên số lượng cổ phiếu này bị giới hạn chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày phát hành thành công và theo quy định thì việc phát hành cho đối tác chiến lược không bị điều chỉnh giảm giá như phát hành cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành đại chúng khác.

Khoản vay chuyển đổi được dùng để trả nợ phần lớn cho các ngân hàng và phát triển kinh doanh. Việc giảm dư nợ đã giúp TTF tiết kiệm được khoảng 150 tỷ đồng hàng năm so với trước đây, cũng là dư địa để Công ty có nhiều lợi nhuận hơn kể từ 2016 trở đi. Ngoài ra, việc phát hành giá cao hơn mệnh giá cũng giúp Công ty thu về hơn 500 tỷ đồng thặng dư nên cũng sẽ mang lại giá trị rất tốt cho Công ty về dài hạn.

TPP là cơ hội lớn của TTF

Với việc tái cấu trúc thành công thì hiện nay nguồn vốn của TTF đã rất mạnh mẽ và chủ động, do đó Công ty tập trung đẩy mạnh vào sản xuất kinh danh hai mảng cốt lõi của mình là sản xuất sản phẩm gỗ và trồng, khai thác trừng.

Việc tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã giúp TTF có nhiều lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI cùng ngành tại Việt Nam. Không những có nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng mới của Mỹ và châu Âu chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam mà còn có lợi thế lớn từ nguồn nguyên liệu rừng trồng của Công ty.

Cụ thể, với diện tích hiện hữu gần 14,000 ha đang đến kỳ khai thác sẽ giúp TTF chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và có tỷ trọng sử dụng nguyên liệu tại Việt Nam (1 trong 12 nước TPP) cao để được hưởng ưu đãi miễn thuế xuất và nhập sang thị trường Mỹ, Nhật và Canada. Đây là 1 yếu tố rất lớn để cạnh tranh.

Đối với thị trường trong nước, TTF cũng đã có một lượng khách hàng lớn và truyền thống đủ đảm bảo cho nhu cầu phát triển, tuy nhiên TTF cũng rất cần hợp tác với một đối tác phát triển BĐS lớn để có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

QNP đặt kế hoạch lợi nhuận gần 200 tỷ đồng, cao nhất 4 năm

Ngày 18/02, HĐQT CTCP Cảng Quy Nhơn (HOSE: QNP) công bố Nghị quyết thông qua các chỉ tiêu dự kiến về kế hoạch kinh doanh và đầu tư năm 2025, nổi bật trong đó là lợi...

PAC lên kế hoạch kinh doanh tăng nhẹ trong năm 2025

Ngày 17/02, HĐQT CTCP Pin Ắc quy Miền Nam (HOSE: PAC) đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 vào ngày 26/04 tại TPHCM, ngày đăng ký...

SHI thuê đất chưa đúng quy định tại cụm công nghiệp Từ Liêm

Thanh tra TP. Hà Nội có thông báo kết luận thanh tra công tác quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp (CCN) Từ Liêm.

Doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp “hụt hơi”

Quý cuối năm 2024, các doanh nghiệp mảng bất động sản khu công nghiệp có kết quả kinh doanh đi lùi khi lợi nhuận ròng toàn ngành đạt 3,174 tỷ đồng, giảm 25% so với...

Doanh thu vượt kế hoạch, Thủy sản Thuận Phước đặt mục tiêu thận trọng năm 2025

CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (UPCoM: THP) kỳ vọng lãi trước thuế năm 2025 trong khoảng 15-20 tỷ đồng, không thay đổi so với năm trước.

Ngành gỗ 2024: Tăng trưởng không đồng đều, lợi nhuận chia hai ngả

Năm 2024, ngành gỗ Việt Nam đạt kỷ lục xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp "ăn nên làm ra" sau giai đoạn khó khăn, nhưng không ít cái tên vẫn bị chững lại, chật vật với...

Cảng Đoạn Xá muốn chi hơn 50 tỷ đồng thành lập công ty con

HĐQT CTCP Cảng Đoạn Xá (HNX: DXP) vừa thống nhất thông qua việc góp vốn thành lập CTCP Vận tải biển Cảng Đoạn Xá với số vốn góp dự kiến hơn 50 tỷ đồng, chiếm 75%...

API lấn sân giáo dục: Bước đi mới của doanh nghiệp bất động sản nhà APEC

Sau những biến cố liên quan đến ông Nguyễn Đỗ Lăng, CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (HNX: API) bất ngờ rẽ hướng sang lĩnh vực giáo dục, đánh dấu bước chuyển...

Giải mã động lực tăng trưởng cao của Imexpharm trong năm 2025

Triển vọng tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp dược Việt Nam gia tăng khi có được vị thế ở phân khúc sản phẩm công nghệ cao, cạnh tranh cả ở thị trường trong và...

GELEX ra mắt website mới

Website của CTCP Tập đoàn GELEX (HOSE: GEX) (www.gelex.vn) mang phong cách hiện đại và tinh gọn, phù hợp với định hướng phát triển của thương hiệu GELEX và mục tiêu...


TIN CHÍNH

Cổ tức tuần 17-21/02: Ít mà ‘chất’

Cổ tức tuần 17-21/02: Ít mà ‘chất’

Tuần từ 17-21/02/2025, vỏn vẹn 3 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Tuy nhiên, tỷ lệ cao nhất lên tới 54%, tương đương 5,400 đồng cho mỗi cổ phiếu sở hữu.




Hotline: 0908 16 98 98