Nguy cơ xảy ra cuộc chiến giá cả trên thị trường khí đốt

04/02/2016 10:01
04-02-2016 10:01:27+07:00

Nguy cơ xảy ra cuộc chiến giá cả trên thị trường khí đốt

Khả năng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ sẽ tràn ngập thị trường trong năm nay đang khiến giới đầu tư năng lượng trên toàn cầu lo ngại rằng Gazprom - tập đoàn khí đốt hàng đầu của Nga - có thể sẽ áp dụng một chiến lược tương tự của Saudi Arabia.

 

Theo giới quan sát tại nước Anh, một cuộc chiến khí đốt có lẽ là điều mà Nga đang cần. Giới phân tích cho rằng một chiến lược hợp lý về mặt kinh tế cho Gazprom là đẩy giá khí đốt xuống mức có thể khiến cho việc vận chuyển LNG từ Mỹ trở nên không có lãi, nhằm đánh bật LNG của Mỹ khỏi thị trường châu Âu.

Giải pháp này giúp bảo vệ thị phần của Gazprom tại "lục địa già," thị trường mang đến phần lớn lợi nhuận cho họ, trong khi nó cũng không khó thực hiện bởi giá khí đốt tại châu Âu hiện ở mức tương đối thấp.

Giá khí đốt giao ngay trên thị trường London giảm khoảng 50% trong hai năm qua. Trong khi đó, giá bán khí đốt theo hợp đồng của Gazprom - vốn theo sát giá khí đốt trên thị trường giao ngay - rất có thể sẽ tiếp tục giảm trong 6-9 tháng tới. James Henderson, chuyên gia dầu khí thuộc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford (OIES), cho rằng chẳng có lý gì khi phải nhượng thị phần cho một nhà sản xuất dầu khí có chi phí cao hơn.

Tương tự Saudi Arabia, Gazprom có công suất sản xuất khí đốt chưa sử dụng khá lớn, lên tới 100 tỷ m3, đồng thời cũng là một trong những nhà sản xuất khí đốt có chi phí thấp nhất.

Theo chuyên gia Henderson, khí đốt của Gazprom xuất sang Đức có giá 3,5 USD/1 triệu btu (đơn vị nhiệt lượng Anh), thấp hơn so với mức giá được coi là hòa vốn, ước khoảng 4,3 USD/1 triệu btu, của LNG xuất xứ từ Mỹ.

Tuy nhiên, xét từ khía cạnh khác, chiến lược hạ giá khí đốt hòng nhằm lợi thế nói trên có thể tác động không nhỏ lên các thị trường năng lượng toàn cầu. Một cuộc chiến giá cả trên thị trường khí đốt châu Âu, nếu xảy ra, có thể ảnh hưởng tới các khu vực cũng như các hàng hóa khác, từ LNG của Australia đến than đá của Colombia, đồng thời nó còn đe dọa tới sự tồn vong của ngành LNG còn sơ khai của Mỹ.

Về tác động đối với Gazprom, theo ước tính của nhà phân tích khí đốt châu Âu thuộc ngân hàng Société Générale tại Paris, Thierry Bros, tập đoàn dầu khí của Nga có thể mất 1,3 tỷ USD doanh thu trong năm nay liên quan tới việc "đẩy" LNG của Mỹ khỏi thị trường châu Âu, dù rằng con số này chưa bằng 1% doanh thu hàng năm của Gazprom.

Đánh giá về cuộc chiến giá cả mà Gazprom có thể khởi xướng, một số nhà phân tích nêu ra hai mục tiêu dễ nhận thấy cho cuộc chiến này là đánh bật LNG của Mỹ khỏi thị trường trong ngắn hạn và không khuyến khích các khoản đầu tư mới vào các dự án LNG trong dài hạn.

Với mục tiêu đầu, Gazprom sẽ chịu ảnh hưởng nhất định trong thời gian dài, bởi tập đoàn này cần phải giảm giá khí đốt giao ngay xuống dưới mức chi phí biên, trong khi việc thực hiện mục tiêu thứ hai (thông qua việc áp dụng chiến lược quản lý giá khí đốt tại châu Âu trong trung hạn nhằm hạn chế việc thông qua các dự án đầu tư vào LNG mới) có phần khả dĩ và ít thiệt hại hơn./.

Như Mai

Vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu WTI tăng hơn 1.5%

Giá dầu tiếp tục tăng vào ngày thứ Ba (18/02), sau khi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một trạm bơm đường ống dẫn dầu ở Nga đã làm giảm lượng dầu...

Dầu giảm phiên thứ 4 liên tiếp

Giá dầu giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Hai (17/02), do kỳ vọng về một thoả thuận hoà bình giữa Nga và Ukraine có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt làm gián...

Dầu giảm trước triển vọng thoả thuận hoà bình Ukraine

Giá dầu giảm nhẹ vào ngày thứ Sáu (14/02) do triển vọng về một thoả thuận hoà bình giữa Nga và Ukraine có thể làm giảm bớt tình trạng gián đoạn nguồn cung bằng cách...

Dầu Brent lùi nhẹ về mốc 75 USD

Giá dầu giảm nhẹ vào ngày thứ Năm (130/02) khi khả năng đạt được một thoả thuận hoà bình giữa Nga và Ukraine tiếp tục gây áp lực giảm giá lên dầu thô.

Giá xăng RON 95 tăng vượt 21,000 đồng/lít

Giá xăng, dầu cùng tăng 20-420 đồng một lít từ 15h ngày 13/02, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Dầu giảm hơn 2%, đứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp

Giá dầu giảm hơn 2% vào ngày thứ Tư (12/02), đứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp khi dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng, cùng với những phát biểu “diều hâu” từ Chủ tịch Cục Dự...

Giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt 30% do thời tiết lạnh kéo dài

Giá khí đốt tự nhiên châu Âu tăng 30% trong tháng qua do thời tiết lạnh kéo dài, nguồn năng lượng tái tạo chưa nhiều và lo ngại về nguồn cung nên châu Âu có kịp bổ...

Dầu tiếp tục tăng hơn 1% do lo ngại về nguồn cung

Giá dầu tiếp tục tăng vào ngày thứ Ba (11/02), trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung dầu của Nga và Iran cùng với các mối đe doạ trừng phạt, bất chấp lo ngại rằng...

Dầu tăng gần 2%

Giá dầu tăng vào ngày thứ Hai (10/02), khi nhà đầu tư dường như phớt lờ mối đe doạ thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump, lần này là về nhập khẩu thép...

Dầu giảm 3 tuần liên tiếp

Giá dầu tăng nhẹ vào ngày thứ Sáu (07/02), sau khi các lệnh trừng phạt mới được áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran, nhưng giá dầu vẫn giảm trong...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH

Vì sao Warren Buffett né xa ngành ô tô?

Vì sao Warren Buffett né xa ngành ô tô?

Tài năng chọn cổ phiếu của Warren Buffett đã giúp Berkshire Hathaway thu về hàng tỷ USD từ các khoản đầu tư như Coca-Cola, Apple, và gần đây là các công ty thương mại Nhật Bản. Tuy nhiên, "nhà tiên tri xứ Omaha" lại tỏ ra khá e dè với lĩnh vực ô tô, ngoại trừ một vài trường hợp hiếm hoi như General Motors và nhà sản xuất xe điện BYD của Trung Quốc.




Hotline: 0908 16 98 98