EPS ngành: Bao nhiêu sắc thái, bấy nhiêu vui buồn

21/03/2016 09:34
21-03-2016 09:34:31+07:00

EPS ngành: Bao nhiêu sắc thái, bấy nhiêu vui buồn

Nếu so với EPS bình quân toàn thị trường năm 2015 ở mức 2,615 đồng thì một số ngành như Kho bãi, Thực phẩm đồ uống và thuốc lá, Viễn thông và Dịch vụ hỗ trợ… đang vượt trội.

Theo thống kê của Vietstock, trong 42 ngành nghề kinh doanh theo hệ thống phân ngành cấp 2, thì có 24 ngành có EPS năm 2015 tăng trưởng so với năm 2014, 1 ngành tạo bước ngoặt lớn khi chuyển EPS từ âm sang dương; bên cạnh đó, 16 ngành có EPS sụt giảm so với năm trước và 1 ngành tiếp tục ghi nhận EPS âm trong hai năm liên tiếp.

Một số ngành đạt được kết quả khả quan khá đồng đều khi tất cả các doanh nghiệp đều có lãi, tương ứng với mức EPS dương. Điển hình như Bán lẻ, Hóa chất dược phẩm, Dệt may giày da, Kiến trúc, Vận tải, Xuất bản, Máy móc, Phân phối khí đốt tự nhiên, Nhựa và cao su, Sản xuất và phân phối điện, Trồng trọt và Viễn thông.

Những kết quả ngọt ngào

Ấn tượng nhất là kết quả hoạt động kinh doanh của ngành Dịch vụ tài chính khi đã lội ngược dòng chuyển từ EPS âm sang dương. Ảnh hưởng trọng yếu tới kết quả hoạt động của ngành chính là lợi nhuận của OGC. Năm 2014, kết quả kinh doanh của OGC vô cùng bết bát khi ghi nhận lỗ ròng tới 2,211 tỷ đồng. Thế nhưng qua năm 2015, OGC đã “chuyển bại thành thắng” khi báo lãi ròng lên tới 1,392 tỷ đồng chủ yếu nhờ bán công ty con. Những thay đổi lớn từ OGC đã giúp cho EPS trung bình ngành Dịch vụ tài chính đã chuyển hướng từ âm 5,519 đồng thành 3,420 đồng.

Top 10 ngành có EPS khởi sắc trong năm 2015 (Đvt: Đồng)

Đứng đầu về tốc độ tăng trưởng EPS là ngành Dịch vụ hỗ trợ. Ngành này chỉ có 4 doanh nghiệp niêm yết là PAN, FDT, SHNVCM. Nhỏ nhưng có võ, tổng lợi nhuận sau thuế của toàn ngành ghi dấu ấn mạnh mẽ khi tăng từ 25 tỷ đồng trong năm 2014 lên gấp hàng chục lần, đạt 535 tỷ đồng trong năm 2015. Nhờ vậy, EPS trung bình ngành tăng gấp 13 lần từ 320 đồng lên 4,413 đồng.

Kết quả này chủ yếu nhờ hai doanh nghiệp trong ngành là PAN và SHN đều đem về nguồn lợi nhuận sau thuế khá lớn và cao gấp nhiều lần năm trước. Trong đó, ấn tượng nhất là SHN khi không những đã khắc phục lỗ ròng gần 79 tỷ đồng trong năm 2014 mà còn đem về 328 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2015. Đây chính là doanh nghiệp “nổi tiếng” những ngày cuối năm 2015 khi kiếm được hàng trăm tỷ đồng từ nghề tay trái “lướt sóng cổ phiếu Sapa Hưng Yên” chỉ trong 2 tuần.

Trong khi đó, sự phân hóa trong nội bộ ngành được thể hiện rõ nét nhất ở ngành Thực phẩm đồ uống và thuốc. Ngành này có đến 4 doanh nghiệp nằm trong top 20 doanh nghiệp sụt giảm EPS mạnh nhất là NDF, ANV, ICFNGC với mức giảm trên 80%. Đây cũng là ngành có 3 doanh nghiệp liên tiếp có EPS âm trong hai năm 2014 và 2015 như VNH, VLFATA .Tuy nhiên, nhờ có sự nâng đỡ của VNM, MSN, SLSKDC giúp EPS ngành vẫn có bước tăng trưởng lên 67% so với năm 2014, ghi nhận 5,891 đồng.

Bên cạnh đó, Hóa chất dược phẩm lại là ngành khá ổn định trong hai năm qua, EPS trung bình ngành năm 2014 và 2015 xấp xỉ nhau và vẫn duy trì trên mức 3,200 đồng. Đây cũng là ngành có lợi nhuận khá ổn định qua các năm và không có doanh nghiệp nào có EPS âm trong năm 2015.

EPS của các doanh nghiệp thuộc ngành Hóa chất - Dược phẩm năm 2014 và 2015 (Đvt: Đồng)

Và cả những mảng tối

Năm 2015 là năm chứng kiến EPS có bước lùi đáng kể của ngành Bán buôn, Dịch vụ lưu trú hay Phân phối khí đốt tự nhiên.

Giảm khá mạnh chính là EPS của ngành Bán buôn. Nếu trong năm 2014, “cả nhà” đều vui khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều có EPS dương thì sang năm 2015 đã có sáu doanh nghiệp gánh EPS âm như TH1, SMC, TLH, HMC, PITKKC. Trong đó, những vấn đề mà các doanh nghiệp này gặp phải khá đa dạng. Như trường hợp của HMC và TLH – hai doanh nghiệp bán buôn mặt hàng thép phải chịu lỗ bởi bán hàng dưới giá vốn khi giá thép tấm năm 2015 giảm đến 45%. Thế nhưng cũng có đơn vị ghi âm lợi nhuận do phải trích lập dự phòng nợ phải thu quá hạn gần cả trăm tỷ đồng như TH1.

Bên cạnh đó, ánh mắt chắc chắn sẽ đổ về ngành Dịch vụ lưu trú - ngành duy nhất trong hai năm qua liên tục có EPS âm. Khoản thua lỗ hơn 876 tỷ đồng của OCH đã kéo EPS toàn ngành này trong năm 2014 nhỏ hơn 0. Thế nhưng, qua năm 2015, khi OCH không còn lỗ nữa thì đến lượt NVT đã đập tan mọi hy vọng để EPS ngành có thể “ngóc” lên được. NVT đã gây không ít ngạc nhiên khi công bố mức lỗ ròng lên hơn 128 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ lớn nhất mà doanh nghiệp phải gánh chịu từ khi thành lập đến nay. Kết quả bất ngờ này đến từ các khoản giảm trừ doanh thu trong năm lên tới 93 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng mạnh lên 38 tỷ đồng do phải trả lãi vay cho trái phiếu phát hành vào tháng 11/2014. Cũng phải lưu ý rằng, tất cả các mã chứng khoán còn lại trong ngành này đều duy trì EPS dương trong hai năm này như VNG, PDC, SGHHOT nhưng nhìn chung không cao.

Và năm 2015 cũng là năm mà giá dầu lao dốc mạnh mẽ. Chính điều này đã khiến EPS ngành Phân phối khí đốt tự nhiên giảm mạnh 39% so với năm trước xuống còn 4,279 đồng. GAS và nhóm “họ P” đã chịu ảnh hưởng mạnh từ giá dầu quốc tế. EPS năm 2015 của GAS giảm mạnh 40% xuống 4,504 đồng; EPS của PGS, PCGASP cũng giảm từ 30-40%.

Những ngành có EPS sụt giảm và âm trong năm 2015 (Đvt: Đồng)






MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (31)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biwase và TDM kinh doanh "chững lại" đầu năm, vẫn rót hàng trăm tỷ đồng cổ tức

Hai "ông lớn" ngành nước Biwase và TDM có khởi đầu năm 2025 "chững lại" về mặt lợi nhuận. Dù vậy, cả 2 vẫn duy trì chính sách cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao.

Ban lãnh đạo DSN lý giải nguyên nhân không còn tặng vé vào cổng cho cổ đông

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 sáng ngày 24/02, ban lãnh đạo CTCP Công viên nước Đầm Sen (HOSE: DSN) chia sẻ về các khoản đầu tư trong thời gian tới cũng như giải đáp...

VISecurities muốn đổi tên thành OCBS, tăng vốn lên 1,200 tỷ

CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VISecurities) có kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 vào ngày 14/03, dự kiến thông qua nhiều kế hoạch tham vọng, từ đổi...

Vietnam Airlines đặt mục tiêu lợi nhuận công ty mẹ gần 2,200 tỷ đồng

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (HOSE: HVN) dự kiến thu về 95,600 tỷ đồng doanh thu trong năm 2025, tương đương 3.75 tỷ USD.

TTL lần đầu báo lỗ, hủy ĐHĐCĐ bất thường để cắt giảm chi phí

Sau năm đầu tiên báo lỗ trong lịch sử, TTL bất ngờ dừng tổ chức ĐHĐCĐ bất thường với lý do tiết kiệm chi phí, giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu sau đợt tăng nóng do...

DPM ký kết hợp tác với Tập đoàn Stavian về hóa chất và hạt nhựa

Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ, HOSE: DPM) và Tập đoàn Stavian nhằm xúc tiến mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh trong...

LPBS dự kiến đầu tư tối đa 1,400 tỷ đồng trái phiếu LPBank

HĐQT CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) ra Nghị quyết thông qua và phê duyệt phương án đầu tư thứ cấp và kinh doanh tối đa 1,400 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu phát hành...

Giá heo hơi “đỉnh nóc kịch trần”, nhóm chăn nuôi heo lãi khủng năm 2024

Năm 2024, giá heo diễn biến theo chiều hướng tăng mạnh, trái ngược với xu hướng giảm giá của năm trước. Nhờ vậy, các doanh nghiệp chăn nuôi heo có một năm kinh...

Kinh doanh đi xuống, Chứng khoán Everest lên kế hoạch tái cấu trúc mạnh mẽ

Sau năm 2024 kinh doanh khó khăn với lãi ròng giảm 48% so với năm 2023, nhìn rộng hơn là xu hướng suy giảm từ năm 2021, HĐQT CTCP Chứng khoán Everest (HNX: EVS) mới...

Loạt mốc lịch sử của doanh nghiệp vận tải biển

Quý 4/2024 đánh dấu một kỳ bùng nổ của ngành vận tải biển. Nhiều doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng, thiết lập những cột mốc mới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98