Hết vốn ODA, cơ chế cấp phát ngân sách sẽ thay đổi

23/03/2016 21:22
23-03-2016 21:22:00+07:00

Hết vốn ODA, cơ chế cấp phát ngân sách sẽ thay đổi

Đến tháng 7-2017, Việt Nam có thể không còn được vay vốn ODA với lãi suất cực thấp. Như thế, tình trạng cấp phát ngân sách qua các khoản ODA sẽ phải dừng hoặc chuyển sang hình thức khác cho phù hợp.

Nhà nước sẽ chỉ tập trung vốn ODA lãi suất thấp vào các dự án trọng điểm quốc gia. Các địa phương muốn vay lại vốn phải chịu lãi suất cao và trách nhiệm rõ ràng hơn trước. Ảnh:TL

Khi hết vốn rẻ

Bộ Tài chính đã chính thức thông tin về những cải cách trong quản lý, sử dụng vốn tài trợ phát triển chính thức (ODA). Sở dĩ Bộ Tài chính phải công bố rộng rãi những cải cách trong điều kiện vay vốn này bởi từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi từ các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm đi rõ rệt.

Việt Nam sẽ không được vay theo điều kiện ODA mà chủ yếu chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi, vay theo điều kiện thị trường từ tháng 7-2017.

Mặt khác, Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) 2015, có hiệu lực thi hành từ năm 2017, đã chính thức quy định ngân sách địa phương được phép bội chi, tức là xác lập quyền vay nợ và nghĩa vụ trả nợ của địa phương. Như vậy, những điều kiện vay vốn và tiếp nhận vốn đã có những thay đổi rất mạnh. Việc cải cách, quản lý và sử dụng vốn vay trong thời gian tới buộc phải thay đổi theo, thay cho hình thức cấp phát ngân sách như trước.

Giai đoạn trước năm 2010, thời hạn vay vốn ODA từ các nhà tài trợ lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)… thường kéo dài khoảng 30-40 năm với chi phí vay khoảng 0,7 đến 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn. Giai đoạn từ 2011-2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn 10 đến 25 năm, tùy từng đối tác và từng loại vay, với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn vay ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp. Trong khi đó các nguồn vốn ODA đang được giải ngân hiện nay có tới 92,2% là vốn ngân sách cấp phát ( 92,2% tính ra khoảng gần 14 tỉ đô la tính đến thời điểm này, theo Bộ Tài chính).

Việc thay đổi hình thức vay  vốn, tách rõ quyền vay và nghĩa vụ trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là rất cấp thiết, để hạn chế tốc độ gia tăng chóng mặt của nợ công. Vì dự kiến đến năm 2020, dư nợ công không quá 65% GDP, trong đó dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Trong khi đó, các chỉ tiêu về dư nợ hiện đã chạm trần, và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong vài năm tới (bao gồm cả gốc lẫn lãi) có thể vượt ngưỡng cho phép. Nếu không điều chỉnh cách thức quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ngân sách sẽ không chịu nổi.

Đến hiệu quả đồng vốn

Để tách rõ quyền vay và nghĩa vụ trả nợ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, Bộ Tài chính phân định, tới đây Nhà nước chỉ tập trung vốn ODA vào những dự án then chốt, các dự án công trình trọng điểm. Các địa phương có tiềm lực tài chính tốt, có khả năng vay và trả nợ thì sẽ được vay tỉ lệ nhiều hơn so với các địa phương nhận trợ cấp từ trung ương.

Cụ thể, tỉ lệ cho vay lại vốn ODA dự kiến chia làm 5 nhóm. Ba nhóm thuộc các tỉnh nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương (tùy theo mức độ trợ cấp) và 2 nhóm đối với các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương.

Xem tiếp tại đây...

Lan Nhi

TBKTSG



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng của hơn 120 triệu tài khoản cá nhân

Cơ quan thuế nắm dữ liệu của hơn 121 triệu tài khoản cá nhân và 9 triệu tài khoản tổ chức tại 96 ngân hàng thương mại.

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để bị động trong quản lý, điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý 1 và định hướng công tác...

Vụ Thuduc House: Cục Thuế TP.HCM xin giảm nhẹ cho các bị cáo trong ngành

Trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công...

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng: Điều gì khiến doanh nghiệp chế xuất lo lắng

Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Thuế Giá trị gia tăng một lần nữa được sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những "điểm mừng", dự thảo...

Nhận diện chiêu lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền mùa quyết toán thuế

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh CCCD để được hỗ trợ làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế...

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng còn tồn

Tổng cục Thuế yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98