ITA: Nợ gì mà cấn hoài không hết?

10/03/2016 10:00
10-03-2016 10:00:08+07:00

ITA: Nợ gì mà cấn hoài không hết?

Đều đặn hàng năm, ITA phát hành hàng trăm triệu cổ phần để cấn trừ công nợ. Điều này khiến cổ phiếu liên tục bị pha loãng và là một phần lý do giải thích tại sao giá cổ phiếu ITA khó vượt mệnh giá trong gần 5 năm qua.

4 năm “in” hơn 435 triệu cp để trả cho các bên "chi viện”

Phát hành cấn trừ nợ không phải việc dễ dàng bởi khi cho vay thì chủ nợ nào cũng nghĩ đến việc thu hồi tiền mặt. Thường chỉ khi rơi vào thế bí không đòi được tiền thì chủ nợ mới đồng ý nhận vốn cổ phần thay nợ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua chứng kiến nhiều đợt phát hành thành công của doanh nghiệp niêm yết nhằm mục đích cấn trừ nợ như ITA, KBC, HT1, QCG, HQC, SHN, SCR….

Có lẽ do chủ nợ đều là “người nhà”, như công ty liên doanh liên kết hay cổ đông nội bộ, nên mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Như trường hợp của ITA, phát hành cấn trừ nợ dường như đã trở thành một thói quen thường niên những năm gần đây. Kể từ năm 2013, sau khi “nổ phát súng” đầu tiên cho thương vụ phát hành gần 116 triệu cp để cấn trừ nợ, liền hai năm sau đó ITA tiếp tục sử dụng phương án này với hơn hàng trăm triệu cổ phần được “in” ra. Chưa dừng lại ở đó, mới đây HĐQT tiếp tục lên kế hoạch phát hành hơn 100 triệu cp cũng với mục đích để cấn trừ công nợ, dự kiến sẽ hoàn thành ngay trong quý 1 này.

Như vậy, nếu thành công, tổng cộng ITA đã phát hành hơn 435 triệu cp từ các đợt phát hành cấn trừ nợ kể từ năm 2013, tương ứng tổng giá trị theo mệnh giá là 4,350 tỷ đồng.

Danh sách nhà đầu tư ITA phát hành cấn nợ từ năm 2013 đến nay

Một điểm đáng chú ý là danh sách những nhà đầu tư tham gia vào các đợt phát hành cấn nợ của ITA đều có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp này. Chẳng hạn CTCP Tập đoàn Tân Tạo xuất hiện trong 3 đợt phát hành từ năm 2013-2015 cũng do Chủ tịch ITA là bà Đặng Thị Hoàng Yến làm chủ tịch. Hiện Tập đoàn này đang sở hữu gần 128 triệu cp ITA, tương ứng tỷ lệ 15.25% vốn.

Đối với CTCP Đại học Tân Tạo (do ông Nguyễn Tân Minh – Thành viên HĐQT ITA làm Tổng Giám đốc) hiện đang là cổ đông lớn của ITA với tỷ lệ sở hữu hơn 49 triệu cp, tỷ lệ 5.86%. Ngược lại thì ITA cũng đang nắm 15% tại Đại học Tân Tạo, tương ứng giá trị vốn góp gần 812 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2015).

Còn như trong đợt phát hành dự kiến sắp tới trong quý 1/2016 này, cái tên Truyền thông Giải trí và Sản xuất Media Ban Mai xuất hiện trở lại sau đợt phát hành gần 41 triệu cp để cấn nợ vào năm 2013. Đợt này, ITA dự kiến phát hành cho Media Ban Mai hơn 30 triệu cổ phần.

CTCP Đầu tư đô thị Sài Gòn – Mê Kông lần đầu xuất hiện nhưng không phải xa lạ gì khi đây là chủ đầu tư dự án khu đô thị Saigon – Mekong quy mô 2500 hecta, tại xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức và xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị Saigon – Mekong là một công ty thành viên thuộc Tập đoàn Tân Tạo.

Danh sách công ty mà ITA góp vốn tính đến cuối năm 2015

Danh sách cổ đông sở hữu trên 2% vốn tại ITA

Trong tất cả lý do phát hành được ITA nêu ra là để cấn nợ cho các bên liên quan đã thực hiện “viện trợ” đặc biệt cho ITA. Trong năm 2013 và 2014, danh sách các nhà đầu tư mà ITA phát hành đã “chi viện” cho Công ty một lượng tiền khá lớn, xấp xỉ 800 tỷ đồng.

Riêng theo BCTC quý 4/2015 thì phát sinh khoản phải trả cho bên thứ ba hơn 1,000 tỷ đồng. Nhưng cũng phải nói thêm là ITA có khoản phải thu từ CTCP Phát triển năng lượng Tân Tạo 1,287 tỷ đồng từ hoạt động bán đất tại Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương.

Có vẻ như kế hoạch phát hành cấn trừ nợ của ITA đã được nhen nhóm khi năm 2012 kết thúc. Khi đó bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch ITA đã truyền thông điệp đến cổ đông trong báo cáo thường niên rằng, ITA không thể tiếp cận được nguồn vốn. “Một số ngân hàng trước đây tự nguyện đến xin cho chúng ta vay, thì nay bỗng quay lưng, nhất loạt buộc Công ty trong một thời gian ngắn phải hoàn trả lại vốn vay. Có những dự án, ngân hàng đã đồng ý tài trợ vốn thì nay buộc phải từ chối vì bị ai đó cấm không được cho ITA vay”, bà Yến bộc bạch.

Sau lần chia sẻ đó thì mỗi năm nhà đầu tư lại chứng kiến ở ITA lặp lại phát hành cấn nợ cho "người nhà".

Các chỉ tiêu về nợ của ITA từ năm 2009 đến 2015


Cổ tức mất hút, giá cổ phiếu vẫn lẹt đẹt

Trải qua hai năm nhiều sóng gió (2011-2012) với kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh và nhiều biến cố đối với gia đình vị Chủ tịch. ITA bước sang năm 2013, năm đầu tiên đánh dấu phát hành cấn nợ, với từng bước khởi sắc trở lại. Đến năm 2015, doanh thu thuần ITA đạt 709 tỷ và lãi ròng đạt 182 tỷ đồng. Tính chung từ năm 2012 đến năm 2015 thì tốc độ tăng trưởng bình quân lợi nhuận ITA đạt hơn 80%.

Mặc dù ITA đang từng bước nỗ lực tồn tại và phát triển nhưng thành quả dành cho cổ đông, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ vẫn còn là khoảng cách xa. Năm 2009 và 2010 có thể nói là hai năm ITA có kết quả kinh doanh ấn tượng nhất từ khi niêm yết, theo đó cổ đông cũng được nhận cổ tức và thưởng cổ phiếu khủng 110%. Tuy nhiên, chỉ có năm 2009 thì ITA thực hiện đủ 60%, còn sau đó thì giảm dần và mất hút. Lần gần nhất cổ đông ITA còn được “nếm mùi” cổ tức là vào giữa tháng 7/2013 khi đơn vị này thực hiện chốt quyền để trả cổ tức và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 10%.

Kết quả kinh doanh ITA giai đoạn 2009-2015 (Đvt: Tỷ đồng)

Chi trả cổ tức của ITA qua các năm

Trong suốt 5 năm qua, phần lớn thời gian giá cổ phiếu ITA đều giao dịch dưới mốc 10,000 đồng/cp, EPS dưới ngưỡng 300 đồng.

Câu chuyện giá cổ phiếu ITA mãi vẫn lẹt đẹt theo lý giải của trưởng phòng phân tích tại một CTCK là do lợi nhuận mang lại chưa tương xứng với nguồn vốn (vốn điều lệ hiện tại của ITA là gần 8,385 tỷ đồng). Ngoài ra, việc phát hành khiến cổ phiếu bị pha loãng, khi các đối tượng trên bán ra ngoài thị trường (Hạ tầng Tân Tạo, Media Ban Mai, Đại học Tân Tạo đã bán 1 phần cổ phiếu ITA khi hết thời gian hạn chế chuyển nhượng) cũng làm cho giá trên thị trường bị ảnh hưởng tiêu cực. Đó là chưa kể đến rủi ro từ việc các đối tượng được phát hành mang cổ phần đi cầm cố để rút tiền, vị này nói thêm.

Diễn biến giá cổ phiếu ITA từ khi niêm yết đến nay

Nguồn:http://ptkt.vietstock.vn/

Chỉ số định giá cổ phiếu ITA qua các năm





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ BIDV: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng hơn 14%, cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 21%

Sáng 27/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) được tổ chức để xem xét và phê duyệt các nội dung như kế hoạch...

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý 1/2024

Kết thúc quý 1/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của...

Nhựa Bình Minh báo lãi quý 1 đi lùi 32%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) có doanh thu 1,003 tỷ đồng và lãi ròng 190 tỷ đồng. Cả hai chỉ tiêu này đều đi lùi so với cùng kỳ.

Vincom Retail lãi sau thuế quý 1 gần 1,083 tỷ đồng, tăng 6%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) báo lãi ròng gần 1,083 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98