Tổng Giám đốc IMF: Không cải cách, kinh tế Việt Nam đang đối mặt nhiều rủi ro

21/03/2016 15:33
21-03-2016 15:33:23+07:00

Tổng Giám đốc IMF: Không cải cách, kinh tế Việt Nam đang đối mặt nhiều rủi ro

  • Bà Lagarde khen ngợi Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới
  • Theo bà, Việt Nam cần phải thúc đẩy nền kinh tế với việc cải cách lĩnh vực nhà nước

Theo Bloomberg, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết, kinh tế Việt Nam ngày càng dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài nếu không nhanh chóng đẩy mạnh các cuộc cải cách nhằm nâng cao sức mạnh của hệ thống nhân hàng và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde.

Quốc gia Đông Nam Á này không trong tư thế sẵn sàng chống chọi với các cú sốc kinh tế từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở những nơi khác, đà sụt giảm sâu và kéo dài của giá hàng hóa và tình trạng giảm tốc tăng trưởng của Trung Quốc do không tiến hành cải cách, bà cho biết trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg vào ngày 18/03 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy tăng trưởng hằng năm của Việt Nam, dự kiến ở mức trung bình trên 6% trong năm nay và giảm tỷ lệ đói nghèo từ 60% (năm 1993) xuống còn 13.5%. Theo dự báo từ Bloomberg, Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 6.6% trong năm nay, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nâng mức tăng trưởng dự kiến 2016 từ 6.7% lên 7%. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF, từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại so với giai đoạn trước và không đạt được nhiều đột phá trong các giai đoạn tương tự mà những quốc gia khác đã trải qua.

Theo IMF, để bảo vệ nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định trước những biến đổi từ bên ngoài, Việt Nam cần áp dụng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, đồng thời, các doanh nghiệp nhà nước cần đẩy nhanh tái cơ cấu, tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ lực và giảm tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng cũng cần thiết để duy trì tốc độ phát triển trong tương lai. Bà Christine Lagarde chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng cần nâng cao sức mạnh của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp cũng cần huy động nhiều vốn có chất lượng tốt hơn, đặc biệt cần giảm tỷ lệ tài sản có vấn đề”.

Mặt khác, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro do tỷ lệ nợ công đã lên đến 60% GDP trong khi tốc độ già hóa dân số đang tăng nhanh. Vì vậy, để đảm bảo sự sự phát triển bền vững trong tương lai, ngay từ bây giờ, Việt Nam phải thận trọng hơn trong việc kiểm soát và sử dụng hợp lý các nguồn thu./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Vừng ơi, hãy mở cửa ra!” (kỳ 2)

Tất nhiên, sẽ không phải là câu thần chú trong câu chuyện cổ tích mà từ thực tế, Trung ương và các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ sau những nhận diện thực...

Công bố quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí Thư với 3 địa phương

Chiều 23/02, tại TPHCM, Đoàn kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban...

Ông Nguyễn Văn Quyết giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Long An

Ngày 22/02/2025, ông Nguyễn Văn Quyết được Bộ Chính trị điều động và chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Long An.

“Đặt hàng” tân Chủ tịch UBND TP.HCM

Ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM vừa được bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM. Đảm nhận chức trách đứng đầu chính quyền của thành phố lớn nhất, năng động...

Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 381 ngày 21/02/2025 về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Xuân Đông, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam.

Để vùng Đông Nam Bộ cất cánh

Lời tòa soạn: Tại Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ được tổ chức vào đầu tháng 12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng vùng...

Thủ tướng: Muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ ngành, địa phương phải cùng nỗ lực

Thủ tướng nêu rõ, muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước...

Ông Trương Cảnh Tuyên được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Cần Thơ

Ngày 20/02/2025, HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) về công tác nhân sự. Tại kỳ họp, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Bí...

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TPHCM

Chiều 20/2, tại kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TPHCM khóa X, ông Nguyễn Văn Được, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, đã được các đại biểu bầu làm Chủ tịch UBND TPHCM...

Lịch sử những lần sáp nhập tỉnh, thành ở Việt Nam

Sau khi thống nhất đất nước vào tháng 4-1975, Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh, đến thời điểm này, cả nước có 63 tỉnh, TP, trong đó có 57 tỉnh và 6 TP trực...


Hotline: 0908 16 98 98