“Vua tôm” thừa nhận liên kết chuỗi giá trị thất bại!

21/03/2016 15:54
21-03-2016 15:54:29+07:00

“Vua tôm” thừa nhận liên kết chuỗi giá trị thất bại!

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn thủy sản Minh Phú -  MPC, người được mệnh danh là “vua tôm” - tại một hội nghị mới đây đã thừa nhận liên kết chuỗi giá trị ngành tôm đã thất bại!

“Vua tôm” Minh Phú cho rằng chuỗi giá trị sản phẩm được thực hiện trên con tôm thời gian qua đã thất bại. Trong ảnh là nhân công đang chế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh

Tại hội nghị “Bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với xâm nhập mặn” được tổ chức vào hôm qua (18-3) ở Cà Mau, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã đặt câu hỏi cho “vua tôm” Minh Phú: "Có phải doanh nghiệp đứng ra tổ chức chuỗi giá trị và dưới đó là các hộ nông dân liên kết thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, thì mối liên kết sẽ thành công, đúng không?"

Đáp lại câu hỏi này, “vua tôm” Lê Văn Quang của tập đoàn thủy sản Minh Phú nói: “Thật ra Minh Phú đã làm chuỗi trong mấy năm nay, nhưng chưa thành công, chưa gắn chặt người nuôi tôm vào với mình, vào chuỗi này”.

Theo ông Quang, hình thức tổ chức liên kết chuỗi như cách bấy lâu nay ngành tôm (và cả lúa gạo hiện nay) đang làm, trong đó doanh nghiệp cung ứng đầu vào và mua sản phẩm đầu ra, là chưa chặt chẽ, chưa thu hút được người nông dân. Lý do, theo ông Quang, là vì “người ta (nông dân nuôi tôm) không thấy cái lợi ích mà liên kết chuỗi mang lại cho họ" và vì mô hình này vẫn đặt nền tảng trên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ông Quang lại đề xuất một mô hình khác.

Theo ông Quang, đơn vị ông đã tìm hiểu các mô hình thành công trên thế giới và thấy một mô hình khá phù hợp, đó là doanh nghiệp xã hội. “Đây là mô hình rất hay, cho nên tôi muốn tổ chức cái này”, ông Quang nói.

Ông cho biết, thông qua doanh nghiệp xã hội, đơn vị ông sẽ cùng với nông dân thực hiện các chuỗi giá trị tôm-rừng có trách nhiệm; tôm-lúa có trách nhiệm; tôm-cá rô phi có trách nhiệm (tùy điều kiện ở mỗi địa phương)… “Có trách nhiệm ở đây là có trách nhiệm với người nông dân, có trách nhiệm an sinh xã hội, có trách nhiệm bảo vệ môi trường…”, ông Quang giải thích.

Theo ông Quang, vì là mô hình có trách nhiệm, cho nên mục đích của mô hình thông qua doanh nghiệp xã hội là xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nông dân thông qua việc huy động các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, quỹ bảo vệ động vật hoang dã, các tổ chức chống biến đổi khí hậu, các ngân hàng như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…

Thực hiện mô hình tôm-rừng có trách nhiệm xã hội hay tôm-lúa có trách nhiệm xã hội cần phải thông qua doanh nghiệp xã hội. Theo giải thích của ông Quang, vì các tổ chức quốc tế và ngân hàng như đã nêu trên chỉ tài trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi, thậm chí là 0%, cho doanh nghiệp xã hội. “Các tổ chức, ngân hàng trên thế giới họ sẵn sàng đưa tiền cho chúng ta với lãi suất bằng 0%, nhưng với điều kiện họ phải thu hồi được vốn, như vậy, họ không thể tài trợ cho từng người nông dân, mà phải tài trợ cho một tổ chức nào đó vì mục đích xóa đói giảm nghèo. Điều này có nghĩa, khi tham gia vào mô hình doanh nghiệp xã hội, nông dân nuôi tôm sẽ có được nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế”, ông Quang cho biết.

Theo ông Quang, khi sản phẩm tôm sản xuất trong các mô hình có trách nhiệm xã hội này sẽ tạo ra được sự khác biệt so với các loại phẩm phẩm khác, vì nhiều nước nhập khẩu trên thế giới ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm như vậy, cho nên, đầu ra con tôm trong mô hình này sẽ rộng hơn, từ đó nông dân nuôi tôm sẽ cảm thấy được lợi nhiều hơn và tích cực tham gia vào mô hình.

Trung Chánh

tbktsg





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biwase và TDM kinh doanh "chững lại" đầu năm, vẫn rót hàng trăm tỷ đồng cổ tức

Hai "ông lớn" ngành nước Biwase và TDM có khởi đầu năm 2025 "chững lại" về mặt lợi nhuận. Dù vậy, cả 2 vẫn duy trì chính sách cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao.

Ban lãnh đạo DSN lý giải nguyên nhân không còn tặng vé vào cổng cho cổ đông

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 sáng ngày 24/02, ban lãnh đạo CTCP Công viên nước Đầm Sen (HOSE: DSN) chia sẻ về các khoản đầu tư trong thời gian tới cũng như giải đáp...

VISecurities muốn đổi tên thành OCBS, tăng vốn lên 1,200 tỷ

CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VISecurities) có kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 vào ngày 14/03, dự kiến thông qua nhiều kế hoạch tham vọng, từ đổi...

Vietnam Airlines đặt mục tiêu lợi nhuận công ty mẹ gần 2,200 tỷ đồng

Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (HOSE: HVN) dự kiến thu về 95,600 tỷ đồng doanh thu trong năm 2025, tương đương 3.75 tỷ USD.

TTL lần đầu báo lỗ, hủy ĐHĐCĐ bất thường để cắt giảm chi phí

Sau năm đầu tiên báo lỗ trong lịch sử, TTL bất ngờ dừng tổ chức ĐHĐCĐ bất thường với lý do tiết kiệm chi phí, giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu sau đợt tăng nóng do...

DPM ký kết hợp tác với Tập đoàn Stavian về hóa chất và hạt nhựa

Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ, HOSE: DPM) và Tập đoàn Stavian nhằm xúc tiến mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh trong...

LPBS dự kiến đầu tư tối đa 1,400 tỷ đồng trái phiếu LPBank

HĐQT CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) ra Nghị quyết thông qua và phê duyệt phương án đầu tư thứ cấp và kinh doanh tối đa 1,400 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu phát hành...

Giá heo hơi “đỉnh nóc kịch trần”, nhóm chăn nuôi heo lãi khủng năm 2024

Năm 2024, giá heo diễn biến theo chiều hướng tăng mạnh, trái ngược với xu hướng giảm giá của năm trước. Nhờ vậy, các doanh nghiệp chăn nuôi heo có một năm kinh...

Kinh doanh đi xuống, Chứng khoán Everest lên kế hoạch tái cấu trúc mạnh mẽ

Sau năm 2024 kinh doanh khó khăn với lãi ròng giảm 48% so với năm 2023, nhìn rộng hơn là xu hướng suy giảm từ năm 2021, HĐQT CTCP Chứng khoán Everest (HNX: EVS) mới...

Loạt mốc lịch sử của doanh nghiệp vận tải biển

Quý 4/2024 đánh dấu một kỳ bùng nổ của ngành vận tải biển. Nhiều doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng, thiết lập những cột mốc mới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98