ĐHĐCĐ 2016: Phát triển dự án mới VPK có thể lỗ hoặc hòa vốn, Vocarimex vào HĐQT

15/04/2016 14:19
15-04-2016 14:19:38+07:00

ĐHĐCĐ 2016: Phát triển dự án mới VPK có thể lỗ hoặc hòa vốn, Vocarimex vào HĐQT

ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của CTCP Bao bì Dầu thực vật (HOSE: VPK) diễn ra vào sáng ngày 15/04/2016 dường như không có gì đột biến ngoài sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Xuân Liễu – Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – CTCP (Vocarimex), đồng thời là Phó tổng giám đốc CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) sẽ trực tiếp tham gia vào HĐQT của VPK.

Sáng ngày 15/04/2016, ĐHĐCĐ thường niên 2016 của VPK diễn ra với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 83.39% vốn.

Theo như báo cáo của HĐQT, trong năm 2015, VPK đạt doanh thu gần 295 tỷ đồng, thực hiện được 92% so với kế hoạch năm và giảm nhẹ so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế thu gần 25 tỷ đồng, vượt 3% so với chỉ tiêu đề ra và tăng nhẹ 5% so với năm trước. Công ty sẽ chi trả cổ tức tỷ lệ 20% bằng tiền mặt cho năm 2015 tương ứng tổng số tiền là 16 tỷ đồng. Trong năm 2015, công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức 10%, 10% còn lại sẽ HĐQT đề xuất sẽ được thực hiện trong tháng 5/2016.

Giải trình kết quả hoạt động kinh doanh, VPK cho biết trong năm 2015, tình hình cạnh tranh giữa các đơn vị bao bì carton, chai nhựa pet và nắp nút trong nước ngày càng quyết liệt, gay gắt. Ngoài ra, một số đơn vị cùng ngành mới có đầu tư của nước ngoài xuất hiện do đó để giữ thị phần, VPK phải bán theo giá cạnh tranh thị trường làm ảnh hưởng đến doanh thu trong năm. Bên cạnh đó, khó khăn chung của nền kinh tế làm nhu cầu bao bì của một số khách hàng giảm sút.

Nhận định về tình hình kinh doanh năm 2016, VPK cho biết nhà máy mới Bao Bì Bình Dương đi vào hoạt động vào tháng 6/2016 tuy nhiên do năm đầu tiên hoạt động nên sẽ chưa khai thác được thị trường và chỉ hoạt động khoảng 30% công suất thiết kế, ngoài ra do nguồn vốn đầu tư là vốn vay dài hạn ngân hàng nên chi phí tài chính sẽ cao.

Theo đó, VPK đề ra kế hoạch năm 2016 với doanh thu đạt 350 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 26 tỷ đồng, ROE trong năm đạt 32.5%. Tỷ lệ chia cổ tức 20%.

HĐQT cho biết công ty đã ký hợp đồng thuê 60,000m2 đất với CTCP KCN Nam Tân Uyên – Bình Dương và thanh toán 54% giá trị hợp đồng; ký kết hợp đồng tài trợ vốn 70% giá trị dự án với ngân hàng BIDV. Được biết, tại thời điểm cuối năm 2015, nợ phải trả của Công ty tăng 97% so với đầu năm lên gần 65 tỷ đồng, do đơn vị phải vay dài hạn đầu tư cho nhà máy bao bì carton mới KCN Nam Tân Uyên – Bình Dương với tổng mức đầu tư khoảng 320 tỷ đồng.

Theo số liệu mới nhất đến ngày 31/03/2016, tổng số tiền đã chi đầu tư cho dự án này là 185 tỷ đồng, tương ứng 58% giá trị tổng dự án .Trong đó vốn vay dài hạn ngân hàng với lãi suất 9%/năm là 123 tỷ đồng (67%), vốn tự có đối ứng 62 tỷ đồng.

Vocarimex sẽ gia tăng nguồn lực tại VPK

Ngày 28/03/2016, ông Hồ Minh Sơn đã gửi đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT. Cùng ngày, ông Văn Tích Vĩnh, ông Tăng Văn Tám, bà Hà Thị Tố Minh cũng có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên BKS. Tại đại hội, các cổ đông của VPK đã bầu bổ sung Thành viên HĐQT và Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ còn lại 2013-2018.

Đáng chú ý, thành viên HĐQT mới của VPK là bà Nguyễn Thị Xuân Liễu – Tổng giám đốc Vocarimex, ngoài ra bà cũng chính là Phó tổng giám đốc KDC. Hiện tại Vocarimex đang sở hữu là 3,532,800 cp tương đương 44.16% vốn VPK. Ngoài ra, CTCP Dầu thực vật Tường An (HOSE: TAC) mới đây đã thống nhất bán hết 192,000 cp đang nắm giữ tại VPK cho Vocarimex, tương ứng 2.4% vốn.

Ngoài ra, Ban kiểm soát mới được thông qua là ông Hồ Minh Sơn - cựu Thành viên HĐQT, ông Nguyễn Đức Thuyết, bà Nguyễn Thị Thúy An, ba cá nhân này đều đến từ Vocarimex.

Bà Nguyễn Thị Xuân Liễu – Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – CTCP (Vocarimex) phát biểu tại Đại hội.

Tại đại hội, bà Liễu cho biết Vocarimex sẽ bổ sung nguồn lực vào VPK do VPK đang bước sang một trang mới với việc xây dựng nhà máy mới có công suất tăng mạnh, gấp nhiều lần nhà máy cũ. Tuy nhiên, do phát triển dự án mới, rất có thể VPK phải gánh lỗ nhẹ hoặc hòa vốn. Đây là điều mà Vocarimex không muốn, vì vậy Vocarimex muốn hợp lực và gia tăng nguồn lực tại VPK.

Ngoài ra, bà Liễu cũng cho biết, ttiện tại, khách hàng mục tiêu của VPK là Vinamilk (VNM) và vì khách hàng này quá lớn khiến cán cân của VPK không cân bằng. Mỗi động thái của Vinamilk ảnh hưởng quá lớn đến VPK. Chính vì vậy, bà Liễu cho biết “Tập đoàn KIDO sẽ vào cuộc để tạo sự cân bằng cho VPK”. Được biết, đến thời điểm ngày 31/12/2015, KDC hiện đang nắm giữ 24% vốn của Vocarimex và HĐQT của Vocarimex cũng bao gồm nhiều thành viên đến từ KDC. Trong đó, ông Trần Kim Thành - Chủ tịch HĐQT KDC cũng chính là Chủ tịch HĐQT của Vocarimex./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bách hóa Xanh đã mở thêm 79 cửa hàng trong năm 2025, chuẩn bị khai trương ở Thanh Hóa, Nghệ An

Theo thông tin từ website Bách hóa Xanh ngày 13/02, chuỗi siêu thị mini đã có 1,849 điểm bán, tăng đáng chú ý so với đầu năm. Con số này đồng nghĩa có đến 79 cửa...

KPF lỗ kỷ lục gần 277 tỷ đồng, bào mòn sạch lợi nhuận trong 12 năm

Khép lại năm 2024, CTCP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) có năm hoạt động kinh doanh đáng quên khi lần đầu trắng doanh thu, trong khi lỗ kỷ lục gần 277 tỷ đồng, bào...

Long Giang báo lỗ trở lại sau hơn 10 năm

Dù doanh thu thuần tăng nhưng CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang (HOSE: LGL) vẫn không thể thoát khỏi việc phải báo lỗ trở lại sau 10 năm.

Bà chủ Âu Lạc làm khu công nghiệp

Thêm một năm kinh doanh với kết quả kỷ lục, Công ty Âu Lạc của bà Ngô Thu Thúy vượt kế hoạch 2024 đến hơn 70%. Không những vậy, “thuyền trưởng” Âu Lạc còn đứng đằng...

"Vua tôm" Minh Phú báo lỗ kỷ lục

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) vừa ghi nhận khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử, trái ngược hoàn toàn với mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục đặt ra đầu năm.

TTC AgriS và BIDV hợp tác toàn diện, cung cấp giải pháp tài chính đa phương cho hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

Ngày 11/02/2025, TTC AgriS (CTCP Thành Thành Công - Biên Hoà – HOSE: SBT) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết thành công...

Doanh nghiệp xi măng đang dần khởi sắc?

Ngành xi măng có tín hiệu khởi sắc và cải thiện hơn khi chỉ còn lỗ nhẹ 1 tỷ đồng trong quý 4/2024, trong khi cùng kỳ lỗ 124 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt gần 5.8 ngàn...

WinCommerce: Đạt lợi nhuận dương cả năm 2024, muốn mở thêm 1,000 cửa hàng

Kinh tế vĩ mô tích cực cùng sự tăng tốc của tiêu dùng cá nhân, nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đã góp phần tích cực vào tăng trưởng của...

Một công ty tài chính tăng trưởng lợi nhuận vượt dự báo 

Sau gần hai năm tái cơ cấu toàn diện, FE Credit đã dần quay trở lại đà tăng trưởng lợi nhuận và hứa hẹn tiếp tục đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của hệ...

Tập đoàn Masan đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng đến 52%

Quý 4/2024, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) ghi nhận 691 tỷ đồng lợi nhuận, cao gấp 14 lần cùng kỳ năm 2023. Kết thúc năm 2024, MSN đã hoàn thành gần 200% kế hoạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98