ĐHĐCĐ SHB: Đang cân nhắc có sáp nhập SHBS vào SHS không?

21/04/2016 14:22
21-04-2016 14:22:43+07:00

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ SHB: Đang cân nhắc có sáp nhập SHBS vào SHS không?

ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) chiều ngày 21/04 đã thông qua các tờ trình về việc tăng thêm 711 tỷ đồng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức; tiếp tục kế hoạch phát hành để hoán đổi cổ phiếu và sáp nhập Công ty Tài chính Vinaconex-Viettel (VVF); tái cơ cấu tại SHBS và đề xuất bổ sung 2 ngành nghề kinh doanh.

* 17h20: Đại hội thông qua tất cả các tờ trình.

* 15h40: Thảo luận.

Kiến nghị chi cổ tức 2016 bằng tiền mặt, SHB trả cổ tức bằng cổ phiếu nhiều năm rồi. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trong bối cảnh giá cổ phiếu SHB giảm mạnh như hiện tại khiến cổ đông rất thiệt thòi.

Cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu giúp ngân hàng tăng vốn, tăng năng lực tài chính và tạo ra nền tảng phát triển.

Còn quyết định cổ tức năm 2016 bằng tiền mặt nên để ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 xác định.

Ban lãnh đạo nên thực hiện mua vào cổ phiếu để kích cầu giá cổ phiếu trong bối cảnh giá cổ phiếu SHB đã giảm rất mạnh.

"Thấy giá cổ phiếu SHB xuống thấp, đôi khi tôi nuốt nước bọt vì cổ phiếu SHB quá hấp dẫn và quá thấp so với giá trị doanh nghiệp, trong khi SHB có nhiều lợi thế lớn" - Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB cho biết.

Tuy vậy, theo ông Hiển, mặc dù cổ phiếu SHB hiện tại quá hấp dẫn nhưng việc mua cổ phiếu đối với thành viên HĐQT đòi hỏi phải công bố thông tin, chưa kể đến những thông tin bên lề nói việc đăng ký mua có thể liên quan đến làm giá cổ phiếu,…

Do vậy việc đăng ký mua cổ phiếu của các thành viên HĐQT là không tiện.

Đề nghị HĐQT nói rõ hơn kế hoạch về việc thoái vốn khỏi SHBS. Khi công ty tài chính được cấp phép đề nghị đưa vào hoạt động kinh doanh ngay.

SHBS được SHB nhận về khi thực hiện nhận sáp nhập Habubank. Với vốn điều lệ 150 tỷ đồng thì hoạt động của công ty chứng khoán này rất khó khăn trong khi SHB cũng không có định hướng tăng vốn. Do vậy, SHB đề xuất Đại hội phương án tái cấu trúc công ty này thông qua việc bán cổ phần hoặc sáp nhập, việc này sẽ được HĐQT SHB thực hiện ngay sau khi được ĐHĐCĐ thông qua.

SHBS có sáp nhập với SHS hay không?

SHBS có sáp nhập vào SHS hay không thì đang được HĐQT cân nhắc.

Nợ xấu của SHBS đều có tài sản đảm bảo và trước khi tái cơ cấu, SHBS sẽ xử lý những nợ xấu này.

Lãi trước thuế quý 1/2016 đạt gần 305 tỷ đồng

Sáp nhập với VVF, khoản nợ xấu từ công ty tài chính này sẽ được SHB xử lý như thế nào?

Nợ xấu của VVF rất thấp, một số khoản nợ xấu của công ty tài chính này đã được giải trình tại ĐHĐCĐ SHB lần trước. Việc nhận sáp nhập với VVF do định hướng của SHB trong thời gian tới là lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt là đẩy mạnh mảng bán lẻ - tiêu dùng. Công ty này khi đi vào hoạt động sau sáp nhập sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của SHB.

Áp dụng Thông tư 36 có tác động thế nào đến chỉ số an toàn vốn của SHB?

Hệ số an toàn vốn hiện tại của SHB là 11.4%, lớn hơn quy định của NHNN.

Đặt chỉ tiêu lãi trước thuế tăng hơn 33%, nền tảng nào để SHB đưa ra kế hoạch này trong khi tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ thấp hơn năm 2015?

Kế hoạch kinh doanh này bên cạnh căn cứ theo tăng trưởng tín dụng, còn nhờ rất nhiều giải pháp khác. Trong hoạt động năm 2016 còn có lợi nhuận đến từ công ty tài chính tín dụng và một số giải pháp liên quan đến việc cấu trúc lại một số tài sản sinh lời.

Việc xử lý nợ xấu trong năm 2015 của SHB như thế nào?

Trong năm 2015, SHB xử lý nợ xấu 4,400 tỷ. Trong đó thu hồi nợ xấu bằng tiền mặt là 2,100 tỷ đồng, bán nợ cho VAMC là 2,300 tỷ đồng. Trong phần dư nợ đã bán cho VAMC, SHB đã xử lý được gần 1,000 tỷ đồng nợ xấu, tuy nhiên VAMC vẫn chưa tất toán phần trái phiếu có liên quan đến khoản nợ xấu đã thu được này.

Dư nợ cho vay bất động sản của SHB hiện tại bao nhiêu? Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn bằng vốn ngắn hạn là bao nhiêu?

Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn bằng vốn ngắn hạn của SHB là 32.4%. Định hướng của SHB là giảm dần dư nợ trung/dài hạn, đẩy mạnh dư nợ ngắn hạn.

Dư nợ cho vay BĐS của SHB hiện tại là 9,315 tỷ đồng, tương đương 7.1% trên tổng dự nợ. Việc thay đổi tỷ lệ an toàn vốn đối với cho vay bất động sản theo Thông tư 36 sẽ không có ảnh hưởng đến SHB do dư nợ với lĩnh vực này rất thấp.

Tổng quỹ lương và phụ cấp tăng 36% trong năm 2015, trong khi nhân sự tuyển mới chỉ tăng 9%, điều này cho thấy lương cho nhân viên SHB tăng khoảng 26%. Vậy định hướng trong thời gian tới ngân hàng có tiếp tục tăng lương không, bởi chi phí quản lý của SHB ghi nhận năm 2015 đã tăng khá mạnh?

Trong năm 2015 do mở rộng mạng lưới, cơ cấu lại bộ máy SHB, thành lập ngân hàng con tại Lào nên quỹ lương của Ngân hàng có tăng. Chủ trương của SHB là trả lương trên cơ sở lợi nhuận đóng góp vào SHB với tổng quỹ lương đã được thông qua.

Kết quả kinh doanh quý 1/2016 của SHB như thế nào?

Lợi nhuận trước thuế quý 1/2016 của SHB đạt gần 305 tỷ đồng.

Khu đất tại Lý Thường Kiệt với dự kiến xây dựng trụ sở SHB hiện được triển khai như thế nào?

UBND thành phố Hà Nội đã trình Thủ tướng về quy hoạch của khu đất tại Lý Thường Kiệt của SHB. Khu đất này có diện tích 2,200 m2 với 3 mặt tiền Lý Thường Kiệt, Hàng Bài và Vọng Đức - Hà Nội đã trình Chính phủ phê duyệt với quy mô từ 13 – 15 tầng (cao hơn so với quy định chiều cao tối đa tại khu vực nội đô là 9 tầng).

Chia cổ tức 2015 tỷ lệ 7.5% bằng cổ phiếu

* 15h00: Đại diện HĐQT đọc tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2015.

HĐQT SHB trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận năm 2015 với mức cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 7.5%. Theo đó, tất cả phần lợi nhuận năm 2015 và phần lợi nhuận để lại năm 2014 được SHB sử dụng toàn bộ để chi trả cổ tức và trích lập các quỹ.

* 14h30: Ông Nguyễn Văn Lê – Tổng Giám đốc SHB trình bày trước Đại hội Báo cáo hoạt động năm 2015 và định hướng hoạt động năm 2016.

Dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân đến 31/12/2015 là 131,427 tỷ đồng, tăng 27,331 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Trong đó, nợ xấu gần 2,263 tỷ đồng, chiếm 1.72% tổng dư nợ, nợ quá hạn là 4,187 tỷ đồng, chiếm 3.19% tổng dư nợ.

Tổng quỹ dự phòng của SHB tính cuối năm 2015 sau khi trừ đi phần dự phòng đã sử dụng để xử lý rủi ro là 2,083 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm 2015, thu nhập lãi thuần hợp nhất trong năm 2015 của SHB đạt 3,373 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng mạnh 47% lên gần 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số chi phí trong năm của Ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2014. Trong đó, chi phí hoạt động tăng 26% lên 2,035 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của SHB cũng tăng 32%, ở mức 842 tỷ đồng. Kết quả năm 2015, SHB đạt 811 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm nhẹ gần 1% so với năm trước.

Về kế hoạch kinh doanh 2016, SHB dự kiến tổng tài sản cuối năm đạt 232,036 tỷ đồng, tăng 13.4%; vốn điều lệ ở mức 11,197 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2015 (tăng 711.1 tỷ đồng do trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành tăng vốn điều lệ 1,000 tỷ đồng từ việc nhận sáp nhập với Vinaconex Viettel).

Huy động từ tổ chức kinh tế, cá nhân và dư nợ cho vay đạt lần lượt 188,800 tỷ đồng và 157,740 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1,350 tỷ đồng, tăng gần 33%.

SHB có kế hoạch thành lập Công ty tài chính TNHH MTV Tiêu dùng SHB và Công ty TNHH MTV SHAMC. Dự kiến thoái toàn bộ vốn SHB tại SHBS hoặc bán, sáp nhập SHBS vào CTCK khác.


ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội tổ chức chiều ngày 21/04

* Trước thềm Đại hội

Hàng loạt vấn đề nóng

Theo tờ trình của HĐQT, hàng loạt vấn đề nóng sẽ được HĐQT SHB trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016. Cụ thể, HĐQT SHB sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ, tương đương tăng thêm 711 tỷ đồng từ nguồn phân chia cổ tức năm 2015. Đợt phát hành tăng vốn tương tự gần đây nhất được SHB thực hiện vào năm 2014 (tăng vốn thêm 620 tỷ đồng).

Trước đó, ĐHĐCĐ bất thường năm 2015 của SHB cũng đã thông qua phương án tăng thêm 1,000 tỷ đồng vốn điều lệ từ nguồn phát hành cổ phiếu để thực hiện giao dịch sáp nhập. Hiện SHB có vốn điều lệ 9,486 tỷ đồng.

Một nội dung cũng không kém phần quan trọng là ngân hàng sẽ tiến hành tái cấu trúc CTCK Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHBS). Hiện SHB đang nắm giữ 98.47% vốn SHBS, tương đương vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Theo SHB, với mức vốn điều lệ khá thấp nên SHBS có nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, không thể mở rộng thêm các hoạt động nghiệp vụ... Trong khi đó SHB cũng không có chủ trương đầu tư thêm vốn vào SHBS vì thế quyết định tái cấu trúc công ty này bằng hình thức sáp nhập, giải thể, thoái vốn bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần... nhằm đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Ngoài ra, SHB cũng sẽ trình Đại hội về việc bổ sung nghiệp vụ giao dịch phái sinh hàng hóa, cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng. Theo SHB, việc mở rộng thị trường phái sinh hàng hóa là hướng đi cần thiết phù hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng.

Đại hội cũng sẽ bàn về việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT độc lập đối với ông Lê Quang Thung. Ông Thung đã có đơn từ nhiệm từ cuối năm 2015 vì lý do sức khỏe. Theo đó, Đại hội sẽ bầu bổ sung thành viên HĐQT độc lập cho nhiệm kỳ 2012-2017 thay thế là ông Võ Đức Tiến (sinh năm 1962).







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng chỉ thị các ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024. Chỉ thị của Thủ...

NHNN vẫn đấu thầu 16,800 lượng vàng miếng

Sau phiên đấu thầu bất thành (25/4), NHNN tiếp tục thông báo đấu thầu vàng miếng vào sáng 03/5.

Tại sao chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên phải xác thực sinh trắc học?

Kể từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền.

Chính phủ sẽ không vì áp lực lạm phát mà tăng lãi suất

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển khi nói về áp lực tăng lãi suất nhằm kìm hãm lạm phát cũng như tỷ giá trong thời gian qua.

Tài sản thế chấp của Tân Hoàng Minh ế ẩm, ngân hàng tiếp tục đại hạ giá

Sau nhiều lần rao bán không thành công các khoản nợ xấu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh và loạt công ty thành viên, Ngân hàng Agribank mới đây lại tiếp tục đại hạ giá...

Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng, ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó trong năm 2024?

Dù dự báo tình hình kinh tế năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận thận trọng.

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98