Doanh nghiệp Trung Quốc mất hàng tỷ USD vì biến động tỷ giá

07/04/2016 07:59
07-04-2016 07:59:59+07:00

Doanh nghiệp Trung Quốc mất hàng tỷ USD vì biến động tỷ giá

“Đã chịu áp lực từ sự giảm tốc tăng trưởng, nay còn phải chịu thêm sức ép từ biến động tỷ giá”...

 

Từ động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vào tháng 8/2015 đến nay, tỷ giá đồng tiền này đã giảm 4,1%.

Ảnh hưởng từ vụ phá giá đồng Nhân dân tệ hồi tháng 8 năm ngoái đã được thể hiện rõ trong báo cáo kết quả kinh doanh cả năm của các doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc.

Theo hãng tin Bloomberg, khoảng 980 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quóc đã báo tổng mức thiệt hại khoảng 48,7 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 7,5 tỷ USD, vì biến động tỷ giá Nhân dân tệ trong năm 2015. Mức thiệt hại vì tỷ giá này cao gấp 13 lần so với năm 2014.

Lợi nhuận của các công ty này cũng giảm 11% trong năm 2015, còn khoảng 789,2 tỷ Nhân dân tệ.

Tập đoàn hóa dầu quốc doanh Sinopec thiệt hại 3,9 tỷ Nhân dân tệ do biến động tỷ giá, từ mức 179 triệu Nhân dân tệ trong năm 2014.

Năm 2015, đồng Nhân dân tệ mất giá 4,5%, mạnh nhất kể từ năm 1994. Sự mất giá của đồng nội tệ khiến chi phí vay vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc - đối tượng vay nợ nhiều nhất bằng đồng USD ở khu vực châu Á - gia tăng.

Tháng 1/2016, đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá mạnh. Trong 2 tháng qua, đồng tiền này đã tăng giá trở lại so với đồng USD, nhưng vẫn giảm giá so với một rổ tiền tệ.

“Việc đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các công ty Trung Quốc. Trong một số trường hợp, ảnh hưởng của biến động tỷ giá là rất nghiêm trọng”, ông Raymond Chia, trưởng bộ phận nghiên cứu tín nhiệm tại khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản của công ty Schroder Investment Management, nhận định.

Hàng không là ngành chịu tác động mạnh nhất của việc Nhân dân tệ giảm giá. Thiệt hại do biến động tỷ giá của ngành hàng không Trung Quốc trong năm 2015 là 17,9 tỷ Nhân dân tệ, so với mức 951,7 Nhân dân tệ vào năm 2014.  Trong đó, riêng ba hãng bay quốc doanh là China Southern Airlines, China Eastern Airlines, và Air China thiệt hại tổng cộng 2,5 tỷ USD.

Chịu thiệt hại nhiều thứ nhì về biến động tỷ giá Nhân dân tệ là các công ty bất động sản Trung Quốc, với mức thiệt hại tổng cộng 11,9 tỷ Nhân dân tệ, từ mức 1,4 tỷ Nhân dân tệ trong năm 2014.

Do lo ngại đồng nội tệ còn tiếp tục mất giá, từ đầu năm đến nay, các công ty Trung Quốc đã trả số nợ trái phiếu USD chưa đáo hạn lên tới 2,24 tỷ USD, so với mức 925,8 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

Từ động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vào tháng 8/2015 đến nay, tỷ giá đồng tiền này đã giảm 4,1%. Ngoài ngành hàng không và địa ốc, ngành năng lượng và khai mỏ của Trung Quốc cũng là hai lĩnh vực chịu thiệt hại nặng do Nhân dân tệ mất giá, với mức thiệt hại tương ứng là 5,5 tỷ USD và 3,9 tỷ USD trong năm 2015.

“Các công ty Trung Quốc vốn đã chịu áp lực từ sự giảm tốc tăng trưởng, nay còn phải chịu thêm sức ép từ biến động tỷ giá”, ông Cheng shi, trưởng bộ phận nghiên cứu của ICBC International Research, phát biểu. “Nhiều khả năng đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá trong năm nay với mức độ biến động gia tăng. Các công ty Trung Quốc cần thận trọng hơn với rủi ro tỷ giá”.

Thanh Điệp

vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98