“Không có bản quyền Ngoại hạng Anh, K+ sẽ lỗ nặng hơn”

12/04/2016 16:32
12-04-2016 16:32:01+07:00

“Không có bản quyền Ngoại hạng Anh, K+ sẽ lỗ nặng hơn”

Lãnh đạo K+ cho rằng, nếu không đầu tư vào giải Ngoại hạng Anh, K+ sẽ lỗ nặng hơn...

 

Theo K+, việc mua chung bản quyền phải tôn trọng đặc thù kinh doanh và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, mục đích lớn nhất là giảm tối thiểu giá mua bản quyền và hài hòa lợi ích của các thành viên. Thủy Diệu

Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu thương hiệu K+) vừa có báo cáo gửi Bộ Thông tin và Truyền thông lo ngại về việc không mua được bản quyền Ngoại hạng Anh mùa giải 2016 -2019.

Cụ thể, trong công văn gửi tới bộ này, ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc VSTV cho biết, sau 5 tháng từ ngày thành lập Ban đàm phán mua bản quyền Ngoại hạng Anh mùa giải 2016-2019 và mặc dù đã ấn định hạn chót để MP&Silva - đơn vị trúng thầu gói bản quyền nghe nhìn giải bóng đá Ngoại hạng Anh (EPL) tại Đông Á và Đông Nam Á, sang gặp, nhưng đến ít nhất là ngày 20/4, các thành viên trong ban đàm phán vẫn chưa thể biết nội dung của quy chế hoạt động, phương án đàm phán, mua và phân phối bản quyền sẽ là như thế nào.

“Tự mua bản quyền cũng sẽ không phát sóng được”

“Càng đến gần ngày kết thúc mùa giải, sức ép của khán giả K+ càng gay gắt và xu hướng rời mạng ngày càng tăng vì cho là K+ không còn EPL mùa tới. Chính vì vậy chúng tôi bị đặt trong một tình huống rất khó khăn, không thể chờ và phó mặc số phận doanh nghiệp vào kế hoạch không rõ ràng của Ban đàm phán mà không có bất kỳ đảm bảo nào từ hiệp hội (Hiệp hội Truyền hình trả tiền - VNPay TV)”, kiến nghị của K+ cho biết.

Theo K+, việc mua chung bản quyền phải tôn trọng đặc thù kinh doanh và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, mục đích lớn nhất là giảm tối thiểu giá mua bản quyền và hài hòa lợi ích của các thành viên.

Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của tất cả các thành viên, tính dân chủ và tự nguyện của việc tham gia ban đàm phán thì các quyết định của ban đàm phán cần phải được đưa ra trên nguyên tắc nhất trí chứ không phải là thiểu số phục tùng đa số như hiệp hội đề xuất.

Theo lãnh đạo K+, đến thời điểm này, VNPay TV nên để các đơn vị tự đàm phán với điều kiện dù mua độc quyền hay không độc quyền thì vẫn phải tuân thủ tối đa chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc các đơn vị đoàn kết không mua bằng mọi giá và không vượt quá 20% giá của 3 mùa trước.

Trong một diễn biến khác, trước công văn của K+, MP&Silva cũng đã gửi thông báo tới VNPayTV, khẳng định quy định của Ban tổ chức Giải bóng đá Ngoại hạng Anh là "nghiêm cấm việc hình thành các tập đoàn đấu thầu và khẳng định quan điểm không chấp nhận bất kỳ quan điểm nào mà VNPay TV đã nêu trong thư gửi họ ngày 18/3/2016.

Đồng thời, đơn vị này sẽ "giữ toàn quyền tìm kiếm và lựa chọn đài truyền hình tốt nhất tại Việt Nam dựa trên kinh nghiệm thương mại và các yêu cầu do Giải bóng đá Ngoại hạng Anh đặt ra".

Sau đó, ông Lê Đình Cường, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNPayTV, Trưởng Ban đàm phán trả lời trên trang ICTNews, cho biết, Chủ tịch VNPayTV, ông Vũ Văn Hiến, đã tuyên bố, nếu K+ có tự mua bản quyền cũng sẽ không phát sóng được ở Việt Nam, vì hiệp hội sẽ báo cáo với Chính phủ, với Bộ Thông tin và Truyền thông can thiệp theo hướng dùng quyền phát sóng hoặc không cho phát sóng.

“Nếu không đầu tư EPL, K+ sẽ lỗ nặng hơn”

Trước một số thông tin quan ngại về việc K+ chưa có lãi mà vẫn đầu tư nhiều tiền mua EPL, lãnh đạo nhà đài này cho biết, trong lĩnh vực truyền hình, nội dung là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh cũng như cơ hội phát triển bền vững của một đơn vị.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay với sự phát triển rất nhanh của công nghệ tất cả các nhà đài đều phải tăng cường đầu tư vào nội dung và chi phí cho nội dung luôn chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng chi phí.

Theo K+, để đầu tư có hiệu quả thì mỗi đơn vị lựa chọn lĩnh vực mũi nhọn như thể thao, phim ảnh, giải trí... K+ với thương hiệu là kênh thể thao hàng đầu nên không thể thiếu những giải thể thao hàng đầu và EPL là trọng tâm đầu tư.

Vì thế, dù hiện tại chưa có lãi, nhưng tổng thuê bao và doanh thu của VSTV tăng liên tục 6 năm qua nhờ định hướng có nội dung cao cấp và khác biệt với thế mạnh là thể thao.

Lãnh đạo nhà đài này cũng cho biết, đơn vị đã đưa ra nhiều phương án: có EPL, không có EPL, chỉ có EPL không độc quyền.

Đồng thời, qua những phân tích cho thấy, nếu không đầu tư EPL khi các nội dung khác chưa đủ mạnh trong khi phải cạnh tranh với các đơn vị truyền hình cáp đã có bề dày hoạt động hơn 20 năm và các đơn vị viễn thông có tiềm lực tài chính và tập khách hàng rất lớn thì chắc chắn VSTV sẽ lỗ nặng hơn.

“Đây cũng chính là lý do tại sao VSTV là đơn vị sốt sắng nhất trong việc mua EPL. Mỗi doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình và chúng tôi ý thức sâu sắc được điều này. Chúng tôi cũng xin được làm rõ là K+ mua EPL độc quyền nhưng thực chất là mua EPL có trận độc quyền mà thôi. Ba mùa trước K+ chỉ giữ độc quyền hơn 20% tổng số trận đấu, 280 trong tổng số 380 trận vẫn được phát trên các hệ thống khác”, Tổng giám đốc VSTV Lê Chí Công cho biết.

Thủy Diệu

vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng vốn đầu tư điện lực giai đoạn 2026-2030 dự kiến là 136 tỷ USD

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 60/TB-VPCP ngày 25/02/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị trực tuyến với các địa...

Đầu tư công giữ vai trò quan trọng giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP

Đầu tư công sẽ bù đắp cho yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP năm nay khi tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ được dự báo sẽ chậm lại.

Truy tố hai vợ chồng chủ đậu phộng Tân Tân cùng em trai

Hai vợ chồng chủ thương hiệu đậu phộng Tân Tân cùng em trai bị cơ quan tố tụng ở Bình Dương truy tố với các tội danh “Trốn thuế” và “Không chấp hành án”.

Chi 2,7 triệu USD, nhà máy dệt ở Nam Định loại bỏ lò hơi đốt than

Nhà đầu tư Hàn Quốc đã chi 2,7 triệu USD để loại bỏ lò hơi đốt than tại nhà máy dệt nhuộm ở Nam Định, chuyển đổi hoàn toàn sang lò hơi sinh khối, sử dụng viên nén...

Đại gia bán lẻ Nhật Bản cược lớn vào Việt Nam: Mở rộng sang Hà Nội và đẩy mạnh hợp tác với Vingroup

Trong bối cảnh dân số Nhật Bản già hóa nhanh chóng và thị trường nội địa đã chạm ngưỡng tăng trưởng, Takashimaya - gã khổng lồ bán lẻ đến từ xứ sở hoa anh đào -...

Thuế biên giới carbon đặt ra yêu cầu gì cho xuất khẩu Việt Nam?

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, các quốc gia và khu vực trên thế giới đang đẩy mạnh các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt được các mục tiêu đã cam...

Phó Thủ tướng "chốt" thời gian hoàn thành 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu khẩn trương thi công "3 ca, 4 kíp" để hoàn thành 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2.

Ý kiến khác nhau về không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại trung tâm tài chính

Để hạn chế rủi ro vi phạm các hiệp định thương mại, Ngân hàng nhà nước cho rằng cần rà soát thêm về quy định không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài và điều kiện đầu...

Việt Nam vượt Malaysia và Thái Lan về tăng trưởng xuất khẩu

Việt Nam là điểm sáng nổi bật giữa các nước Đông Nam Á trong năm ngoái với mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, vượt qua các trung tâm sản xuất như Malaysia và Thái...

Gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng, các bị can nộp khắc phục chưa đầy 2 tỷ đồng

Dù không thừa nhận việc nhận tiền nhưng cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vẫn nộp lại 1,5 tỷ đồng; các bị can khác trong vụ án nộp khắc phục thấp nhất...


Hotline: 0908 16 98 98