Trung Quốc thí điểm “chuyển nợ thành cổ phần”

12/04/2016 15:21
12-04-2016 15:21:58+07:00

Trung Quốc thí điểm “chuyển nợ thành cổ phần”

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, thu nhập doanh nghiệp trong nước ngày càng giảm, trong khi nợ doanh nghiệp ngày càng tăng, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) quyết định thí điểm việc cho phép các ngân hàng thương mại "đổi nợ lấy cổ phần" trong chính công ty mắc nợ.

 

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại; thu nhập doanh nghiệp trong nước ngày càng giảm, trong khi nợ doanh nghiệp ngày càng tăng, Ngân hàng trung ương Trung Quốc quyết định thí điểm việc cho phép các ngân hàng thương mại đổi nợ lấy cổ phần trong chính công ty mắc nợ. Ảnh: Epochtimes

Báo Caixin (Trung Quốc) ngày 4-4 dẫn lời một quan chức ngân hàng giấu tên cho biết, quy mô đợt thí điểm đầu tiên “chuyển nợ thành cổ phần” là 1.000 tỉ nhân dân tệ, tương đương khoảng 155 tỉ đô la Mỹ, thực hiện trong 3 năm hoặc ngắn hơn.

Đối tượng tập trung trong đợt thí điểm này là các doanh nghiệp có giá trị tiềm năng, đang khó khăn tạm thời, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, các khoản nợ chuyển thành cổ phần có cả các khoản vay thông thường, chứ không chỉ là nợ xấu.

Cảnh báo nền kinh tế ngập trong nợ

Hiện, tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp Trung Quốc so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đang ở mức 180%. Trong khi đó, nợ công và nợ của hộ gia đình đã vượt quá ngưỡng 250% GDP. Theo các chuyên gia, tỷ lệ trên quá cao so với tiêu chuẩn của một nền kinh tế mới nổi.

Tuy nhiên, PBoC vẫn khuyến khích cho vay. Kể từ tháng 11-2014, PBoC đã cắt giảm lãi suất cho vay 6 lần, bên cạnh việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng.

Tại Diễn đàn phát triển Trung Quốc mới đây, Thống đốc PBoC Chu Tiểu Xuyên cho rằng tỷ lệ nợ trên GDP đã vượt ra khỏi vòng kiểm soát. Ông Chu cảnh báo cho vay doanh nghiệp và các loại nợ khác đang ở mức quá cao sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế vĩ mô.

Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng lên trên 2%

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang gia tăng nhanh chóng. Caixin cho biết tính đến cuối tháng 2-2016, số dư nợ xấu của các ngân hàng và tổ chức tài chính là hơn 2.000 tỉ nhân dân tệ - tăng gần 150 tỉ nhân dân tệ so với đầu năm và tăng gần 35% so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ nợ xấu là 2,08%.

Trong số đó, tính đến cuối tháng 2-2016, dư nợ xấu của các ngân hàng thương mại đạt gần 1.400 tỉ nhân dân tệ - tăng gần 120 tỉ nhân dân tệ so với đầu năm và tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ nợ xấu là 1,83% - tăng 0,1 điểm phần trăm so với đầu năm.

Các khoản nợ có vấn đề “được đề cập đặc biệt” lên đến khoảng 3.000 tỉ nhân dân tệ - tăng khoảng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp nhà nước vỡ nợ từng xuất hiện trong danh sách các khoản nợ có vấn đề “được đề cập đặc biệt”, chẳng hạn như vụ việc được thông tin gần đây: tập đoàn Gang thép Bột Hải nợ gần 200 tỉ nhân dân tệ.

Chính vì vậy, Trung Quốc quyết định thí điểm việc cho phép các ngân hàng thương mại đổi nợ lấy cổ phần trong chính công ty mắc nợ - theo Epochtimes.

Ý kiến ủng hộ và phản đối

Bình luận về việc "chuyển nợ thành cổ phần", một số ý kiến cho rằng biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm tỷ lệ đòn bẩy (tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu), giảm chi phí trả lãi và tăng khả năng vay vốn mới. Biện pháp này cũng sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng và giảm số tiền mặt ngân hàng phải trích lập dự phòng. Đây là giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc găp nhiều khó khăn, nợ xấu tiếp tục tăng cao khiến lực đẩy của nền kinh tế giảm sút.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác trong ngành ngân hàng đánh giá đằng sau việc “chuyển nợ thành cổ phần” không chỉ liên quan đến các vấn đề pháp lý và đạo đức, mà còn làm cho tiền tệ siêu phát và cuối cùng người dân phải trả giá. Ngoài ra, biện pháp này sẽ tích lũy những rủi ro tài chính mang tính hệ thống.

Chính phủ Mỹ từng có chương trình giải quyết nợ xấu gọi tắt là TARP với giá trị lên tới 418 tỉ đô la Mỹ dành cho các ngân hàng, các hãng ô tô và nhiều doanh nghiệp khác trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. 19 ngân hàng lớn nhất bị buộc phải trải qua các bài kiểm tra căng thẳng và nâng vốn dự trữ để có thể chịu đựng được những thiệt hại nếu một cuộc suy thoái khác nổ ra. Hầu hết ngân hàng đã hồi phục sau khi được hỗ trợ hàng tỉ đô la Mỹ tiền vốn. Phần lớn các ngành công nghiệp hàng đầu của Mỹ sau khi được hỗ trợ cũng nhanh chóng phục hồi, chẳng hạn như ngành công nghiệp ô tô. Dù về tổng thể được đánh giá là thành công nhưng TARP cũng vướng phải một số ý kiến chỉ trích, trong số đó là chương trình này đã đổ quá nhiều tiền với các doanh nghiệp được cứu trợ, làm trầm trọng thêm vấn đề rủi ro đạo đức. Trong khi đó, ở thị trường nhà đất, gói cứu trợ này không giải quyết được nhiều…

Phúc Minh

tbktsg



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các thị trường phản ứng ra sao sau tháng đầu tại nhiệm của ông Trump?

Một tháng kể từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, đồng USD đã suy giảm trong khi thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều biến động, giá vàng đạt mức cao nhất mọi...

Sáp nhập thất bại với Honda, Nissan chuyển hướng sang Elon Musk?

Cổ phiếu Nissan tăng vọt 11% sau thông tin một nhóm cấp cao Nhật Bản, trong đó có cựu Thủ tướng, đang lên kế hoạch thuyết phục Tesla trở thành nhà đầu tư chiến lược...

Trung Quốc vay nợ Mỹ thấp nhất 16 năm

Lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, do Bắc Kinh tăng cường mua thông qua các tài khoản ít được biết đến...

Swift: Đồng USD chiếm hơn 50% giao dịch toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho đồng USD, dữ liệu mới nhất từ Swift - mạng lưới thanh toán quốc tế lớn nhất thế giới - cho thấy...

CEO sàn tiền ảo gọi Pi Network là trò lừa đảo, giá tiếp tục lao dốc

Sau khi công khai từ chối niêm yết Pi Network (Pi) cách đây vài ngày, Ben Zhou, CEO sàn giao dịch tiền ảo Bybit, lại đăng đàn cảnh báo về những dấu hiệu lừa đảo của...

Tesla có phải “trả giá” về doanh số khi tỷ phú Musk “đắm mình” trong chính trường?

Tesla lần đầu ghi nhận doanh số toàn cầu tuột dốc vào năm ngoái, với mức giảm 1% so với năm 2023 - chỉ báo đáng chú ý đối với công ty vốn đã ghi nhận mức tăng...

Hơn 1.000 tỉ đô la mắc kẹt sau cơn bùng nổ kỳ lân khởi nghiệp

Nhiều công ty khởi nghiệp (startup) được định giá từ một tỉ đô la trở lên, thường gọi là "kỳ lân" đang chật vật gọi vốn để duy trì hoạt động. Hơn 1.000 tỉ đô la Mỹ...

Indonesia sẽ ra mắt quỹ đầu tư quốc gia "siêu cấp" khởi đầu với 20 tỷ USD

Indonesia dự kiến sẽ ra mắt Danantara - công ty đầu tư siêu cấp do nhà nước sở hữu, tương đương với Temasek của Singapore - vào ngày 24/2 tới sau nhiều lần trì hoãn.

Thương vụ thế kỷ giữa Honda và Nissan chính thức đổ vỡ

Honda Motor và Nissan Motor vừa chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán sáp nhập hoạt động kinh doanh vào ngày 13/02, sau khi hai nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản...

Thuế quan của Mỹ có thể phản tác dụng với đồng USD

Người đứng đầu chiến lược G-10 FX của ngân hàng BofA, dự đoán trong trường hợp Mỹ áp thuế quan lên phần còn lại của thế giới và bị trả đũa, đồng USD có thể suy yếu.


TIN CHÍNH

Ai đứng sau giao dịch

Ai đứng sau giao dịch "khủng" tại ST8 trong chuỗi tăng trần?

Một nhà đầu tư bí ẩn vừa "gom" lượng lớn cổ phiếu ST8, trở thành cổ đông lớn duy nhất tại đây. Diễn biến này trùng khớp với chuỗi ba phiên tăng trần vừa qua của ST8, đẩy giá cổ phiếu lên đỉnh 7 tháng.




Hotline: 0908 16 98 98