Tương lai ảm đạm cho bất động sản có tên ngoại lai tại Trung Quốc

13/04/2016 10:30
13-04-2016 10:30:36+07:00

Tương lai ảm đạm cho bất động sản có tên ngoại lai tại Trung Quốc

Tại thành phố Trú Mã Điếm ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), có một khu nhà ở mang phong cách kiến trúc kết hợp Đông-Tây, với nhiều cây xanh và những bức tượng Hải sư ở cửa vào.

Dự án Vườn Singapore.. (Nguồn: straitstimes.com)

Được gọi là Vườn Singapore, đây là một trong hàng chục khu bất động sản mang tên Singapore ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này chẳng có liên hệ gì với Quốc đảo Sư tử.

Theo Staitstimes, các khu bất động sản nhà ở như Thành phố Singapore (Singapore City) hay Vườn Singapore có mặt ở nhiều thành phố lớn như Thành Đô, Trường Xuân hay Hợp Phì. Ngoài ra, còn có Thị trấn Hà Lan ở Thượng Hải, Rừng Vienna ở Trịnh Châu, và chung cư Oriental Yosemite ở Đại Liên. Tất cả đều nằm trong chiến dịch quảng bá độc quyền và đẩy mạnh kinh doanh của các chủ dự án. Tuy nhiên, tương lai của các bất động sản này hiện khá ảm đạm do chính phủ gần đây đã coi việc đặt tên ngoại lai như trên là “kỳ quái."

Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lý Lập Quốc đã phát biểu rằng những cái tên ngoại lai “hủy hoại chế độ cầm quyền và lòng tự tôn dân tộc," “vi phạm các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội và đạo đức truyền thống” sẽ bị gạch bỏ.

Các chủ đầu tư dự án, bao gồm cả dự án Vườn Singapore ở Trú Mã Điếm đều rất lo lắng, nhất là ở những thành phố nhỏ, nơi thị trường bất động sản vốn đã rất trì trệ do nguồn cung quá lớn.

“Chúng tôi thiết kế công trình của mình giống Singapore, một thành phố với vườn. Đó là lý do chính mà mọi người mua nhà ở đây. Nếu đổi tên, thì thiết kế công trình và cái tên sẽ không hợp nhau, khiến người mua không vui, và chúng tôi sẽ phải in lại toàn bộ các tài liệu quảng bá,” một chủ đầu tư cho biết.

Chủ đầu tư một dự án tên là Barcelona ở thành phố Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, cho rằng động thái của chính phủ là “không thực tế."

“Thật buồn cười khi bắt các chủ căn hộ phải thay đổi hợp đồng chỉ vì đổi tên dự án. Chắc chắn sẽ không nhiều người đồng ý," đại diện chủ dự án cho biết.

Việc loại bỏ những cái tên ngoại lai là một phần trong nỗ lực thúc đẩy các giá trị Trung Quốc trước làn sóng sính ngoại của Chủ tịch nước Tập Cận Bình trong những năm gần đây. Từ năm 1996, chính quyền đã ra quy định cấm những cái tên ngoại quốc, nhưng quy định này chưa bao giờ được thực hiện sát sao.

Một bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo hôm Chủ nhật đã chỉ trích việc đặt tên nước ngoài, cho rằng những cái tên này chỉ nhằm “thúc đẩy kinh doanh” và gây ấn tượng “khó chịu” rằng một nơi nào đó có chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng tại Trung Quốc phản đối lệnh cấm của chính phủ, cho rằng quyền đặt tên thế nào là của chủ dự án. “Nếu một khu nhà ở phong cách châu Âu được đặt tên là Tử Cấm Thành thì chẳng phải là nghe còn kỳ quặc hơn sao?”một người bình luận./.

Mai Nguyễn

vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trump muốn trả đũa thuế kỹ thuật số của châu Âu và Canada

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thị Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) xem xét áp dụng thuế trả đũa đối với các nước châu Âu và Canada, sau khi các quốc gia...

Thuế mới của Mỹ có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm

Theo Goldman Sachs, kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm.

Warren Buffett chia sẻ gì trong thư gửi cổ đông?

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett vừa chia sẻ những quan điểm sâu sắc về nhiều chủ đề trong bức thư thường niên được mong đợi, từ vấn đề tài khóa của Mỹ, lời...

Hậu quả của cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc: Xe “zombie” tràn ngập

Cuộc chiến giá khốc liệt trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã khiến hàng chục nhà sản xuất ô tô nhỏ phải rời bỏ thị trường, để lại một vấn đề cho khách hàng:...

Nỗi lo kinh tế Mỹ đình lạm tái trỗi dậy

Lạm phát dai dẳng và chính sách thương mại cứng rắn của Tổng thống Donald Trump làm dấy lên nỗi lo nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào tình trạng kinh tế đình đốn mà lạm...

Cuộc chiến thương mại đầu tiên của Trump đã thay đổi thế giới ra sao?

Bức tranh thương mại toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể kể từ năm 2018 - thời điểm Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại đầu tiên. Giờ đây, khi ông chuẩn...

Lạm phát Nhật Bản đạt đỉnh 2 năm, BOJ sẽ tiếp tục nâng lãi suất?

Lạm phát của Nhật Bản tiếp tục leo thang, đạt mức 4% trong tháng 1/2024. Đây là mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, đồng thời củng cố thêm những dự đoán về...

Khi thế giới tuyên chiến với tệ quan liêu

Có thể mọi người chỉ chú ý đến những nỗ lực tinh gọn bộ máy chính phủ ở Mỹ do nhiều hành động đầy kịch tính của tỉ phú Elon Musk, người được Tổng thống Donald Trump...

Fed lo thuế quan của Trump cản trở kế hoạch hạ lãi suất

Theo biên bản họp tháng 1 công bố vào ngày 19/02, các quan chức Fed nhất trí rằng họ cần thấy lạm phát giảm thêm nữa trước khi hạ lãi suất, và bày tỏ lo ngại về...

Trump dịu giọng, nói có thể tiến tới thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra tín hiệu tích cực về khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc, cho thấy sự sẵn sàng trong việc hóa giải...


TIN CHÍNH

“Vừng ơi, hãy mở cửa ra!” (kỳ 2)

“Vừng ơi, hãy mở cửa ra!” (kỳ 2)

Tất nhiên, sẽ không phải là câu thần chú trong câu chuyện cổ tích mà từ thực tế, Trung ương và các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ sau những nhận diện thực trạng thì cần đề ra những giải pháp như “bộ chìa khóa” để mở tung những cánh cổng, khơi thông nội lực vùng. Một hệ cơ chế mở, khoa học, bài bản, là bàn đạp cho mọi quyết sách hành động chính là “thần chú” để vùng kinh tế trọng điểm phía Nam này đóng góp hữu ích nhất, to lớn nhất cho cả nước; và quan trọng nó làm giàu cho chính nó, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân toàn vùng.




Hotline: 0908 16 98 98