Vận nước trên chiếc bàn ăn

28/04/2016 14:15
28-04-2016 14:15:32+07:00

Vận nước trên chiếc bàn ăn

Cây gì, con gì trồng được, nuôi được, chế biến được là người ta tẩm độc vào đó. Gần một tháng nay cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung dường như đã dồn người tiêu dùng đến bước đường cùng. 

Hiểm họa đang hiện diện trên từng chiếc bàn ăn của người Việt Nam. Tình trạng thực phẩm độc hại, thực phẩm thiếu an toàn, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh được sản xuất kinh doanh tiêu thụ tràn lan đang phát tán mạnh mẽ hiểm họa ấy.

Đã thành phổ biến, cây gì, con gì trồng được, nuôi được, chế biến được là người ta tẩm độc vào đó.

Và rồi gần một tháng nay cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung dường như đã dồn người tiêu dùng đến bước đường cùng.

Hiểm họa đang có nguy cơ trở thành thảm họa khi môi trường tự nhiên cũng đã bị tẩm độc. 

Người ta đang đặt ra một câu hỏi trực tiếp, thẳng thừng: liệu chúng ta cù cưa với hiểm họa đang trở thành thảm họa này tới bao giờ? Pháp luật đã có. Chính sách do Nhà nước xây dựng. Tiếng kêu ca, than vãn đã thống thiết nhiều năm nay.

Câu trả lời chỉ còn là ai làm và ai chịu trách nhiệm, đúng như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác định trong hội nghị giao ban trực tuyến về an toàn thực phẩm có sự tham gia của bí thư, chủ tịch 63 tỉnh thành và các bộ ngành có trách nhiệm sáng 27-4-2016.

Ai làm, ai chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn của bữa ăn hằng ngày cho người dân? Ở góc nhìn này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đề nghị quy trách nhiệm cụ thể của bí thư, chủ tịch từng địa phương. Đồng thời ông cho rằng cần phải huy động toàn dân vào cuộc.

Huy động toàn dân vào cuộc không phải là lời hô hào suông. 

Cũng cần thấy rằng hiếm có một chủ trương “quốc gia đại sự” nào được người dân quan tâm, đồng thuận, kỳ vọng như chủ trương bảo đảm bữa ăn sạch cho người tiêu dùng.

Lòng dân đang là một cơ hội lớn, cũng là một nguồn lực mạnh mẽ để không chỉ xác lập lại trật tự trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm, mà còn là tiền đề để những nhà quản lý xây dựng tầm nhìn dài hạn tiến đến Việt Nam là một đất nước sạch. 

Lòng dân cũng đang tạo ra một không gian tiếp thị thuận lợi để tiếp nhận những sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn cho những nhà sản xuất kinh doanh chính trực, lương thiện.

Đây cũng là một thời cơ lớn để các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh hướng trọng tâm tái cơ cấu kinh tế vào một nền nông nghiệp sạch, làm cho nó trở thành một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như lời khuyên của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.

Lòng dân cũng đang là một áp lực đòi hỏi thể chế hoạt động hiệu quả, chịu trách nhiệm rõ ràng, hành động quyết liệt, đến nơi đến chốn.

Để việc huy động toàn dân vào cuộc, Nhà nước còn cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tích cực tham gia phát hiện, giải quyết và giám sát vấn đề từ cơ sở.

Một mạng lưới xã hội tích cực hành động ngăn chặn, sẵn sàng đấu tranh trước các vi phạm và quảng bá, thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh, các sản phẩm an toàn, phát triển bền vững sẽ là một trụ cột vững vàng để cuộc chiến giữ gìn sự sạch sẽ không bị đánh trống bỏ dùi.

Từ chiếc bàn ăn hiểm họa của các gia đình, thay đổi cách tiếp cận như yêu cầu quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cuộc chiến chống thực phẩm độc hại, thực phẩm mất an toàn vệ sinh có thể là một cuộc vận động kiến tạo bữa ăn sạch, một nền nếp sạch sẽ của người Việt Nam.

Nói vận nước trên chiếc bàn ăn là như thế.

Tứ Dân

Tuổi trẻ



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng vốn đầu tư điện lực giai đoạn 2026-2030 dự kiến là 136 tỷ USD

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 60/TB-VPCP ngày 25/02/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị trực tuyến với các địa...

Đầu tư công giữ vai trò quan trọng giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP

Đầu tư công sẽ bù đắp cho yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP năm nay khi tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ được dự báo sẽ chậm lại.

Truy tố hai vợ chồng chủ đậu phộng Tân Tân cùng em trai

Hai vợ chồng chủ thương hiệu đậu phộng Tân Tân cùng em trai bị cơ quan tố tụng ở Bình Dương truy tố với các tội danh “Trốn thuế” và “Không chấp hành án”.

Chi 2,7 triệu USD, nhà máy dệt ở Nam Định loại bỏ lò hơi đốt than

Nhà đầu tư Hàn Quốc đã chi 2,7 triệu USD để loại bỏ lò hơi đốt than tại nhà máy dệt nhuộm ở Nam Định, chuyển đổi hoàn toàn sang lò hơi sinh khối, sử dụng viên nén...

Đại gia bán lẻ Nhật Bản cược lớn vào Việt Nam: Mở rộng sang Hà Nội và đẩy mạnh hợp tác với Vingroup

Trong bối cảnh dân số Nhật Bản già hóa nhanh chóng và thị trường nội địa đã chạm ngưỡng tăng trưởng, Takashimaya - gã khổng lồ bán lẻ đến từ xứ sở hoa anh đào -...

Thuế biên giới carbon đặt ra yêu cầu gì cho xuất khẩu Việt Nam?

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, các quốc gia và khu vực trên thế giới đang đẩy mạnh các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt được các mục tiêu đã cam...

Phó Thủ tướng "chốt" thời gian hoàn thành 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu khẩn trương thi công "3 ca, 4 kíp" để hoàn thành 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2.

Ý kiến khác nhau về không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại trung tâm tài chính

Để hạn chế rủi ro vi phạm các hiệp định thương mại, Ngân hàng nhà nước cho rằng cần rà soát thêm về quy định không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài và điều kiện đầu...

Việt Nam vượt Malaysia và Thái Lan về tăng trưởng xuất khẩu

Việt Nam là điểm sáng nổi bật giữa các nước Đông Nam Á trong năm ngoái với mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, vượt qua các trung tâm sản xuất như Malaysia và Thái...

Gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng, các bị can nộp khắc phục chưa đầy 2 tỷ đồng

Dù không thừa nhận việc nhận tiền nhưng cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vẫn nộp lại 1,5 tỷ đồng; các bị can khác trong vụ án nộp khắc phục thấp nhất...


Hotline: 0908 16 98 98