Các doanh nghiệp Việt Nam được lợi gì khi EVFTA có hiệu lực?

03/05/2016 11:20
03-05-2016 11:20:49+07:00

Các doanh nghiệp Việt Nam được lợi gì khi EVFTA có hiệu lực?

Với 27 quốc gia thành viên, EU là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới nên Việt Nam cũng có nhiều khả năng tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Hậu Giang. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Để các doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn những khó khăn, thách thức khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, phóng viên TTXVN đã có trao đổi nhanh với ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương).

- Xin ông cho biết những thuận lợi và những điểm khác biệt của EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam khi Hiệp định này có hiệu lực?

- Ông Trần Ngọc Quân: Thời gian qua quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU đã có bước phát triển rất tích cực. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng từ 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 41,4 tỷ USD năm 2015 đưa EU trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Cùng với đó, EU cũng là một trong số các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất lớn vào Việt Nam với 2.162 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 38,4 tỷ USD. Điểm nổi bật nhất trong quan hệ thương mại-đầu tư giữa Việt Nam-EU là tính bổ sung lẫn nhau. Đây chính là cơ sở để khẳng định tiềm năng phát triển thương mại, đầu tư và hợp tác giữa hai bên sau khi Hiệp định EVFTA được ký kết.

Cùng với đó, EVFTA có hiệu lực sẽ kích hoạt nhiều hơn làn sóng đầu tư chất lượng cao của EU vào Việt Nam và thúc đẩy hội nhập sâu cũng như giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, điều này phải được hỗ trợ bằng chính lĩnh vực tư nhân của Việt Nam.

Trong khi đó, lĩnh vực này phải tăng cường cung cấp cho các công ty châu Âu tại Việt Nam để họ có thể tìm nguồn tại chỗ thay vì nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài. Các công ty của Việt Nam cũng phát triển thông qua thương mại và xuất khẩu, khai thác các thị trường châu Âu nhiều hơn.

So với hiệp định cũ, EVFTA có rất nhiều điểm khác biệt, đồng thời cũng có nhiều điểm thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Điều đầu tiên mà tôi muốn nói đến là cơ hội phát triển thị trường bởi EVFTA có những bước cắt giảm thuế quan rất lớn, lên tới 99%, thương mại và quan hệ song phương trong khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là quan hệ thương mại Việt Nam-EU trong thời gian tới sẽ hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế suất từ 0-5%. Đây là bước phát triển và lợi thế cạnh tranh rất lớn cho hàng hóa Việt Nam khi xuất sang khu vực này.

Bên cạnh việc cắt giảm thuế quan thì hiệp định này cũng đưa ra một số nguyên tắc tạo điều kiện cho xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi với cả hai bên. Cùng với đó, còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường của nhau một cách rất thuận lợi. Các mặt hàng dịch vụ, các cơ chế chính sách là một trong những động lực giúp cho kinh tế phát triển. Điều này thể hiện qua việc ngoài việc trực tiếp tiếp cận thị trường còn tạo ra một động lực phát triển thông qua các cơ chế.

- Ông có thể nói rõ xem lĩnh vực nào có thể được hưởng lợi nhiều nhất khi mà EVFTA được thực thi đầy đủ?

- Ông Trần Ngọc Quân: Nếu nhìn vào mặt cắt giảm thuế quan, chúng ta có thể thấy mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ có mức độ cắt giảm thuế quan lớn hơn các mặt hàng thô và sơ chế. Rất khó có thể nói mặt hàng nào sẽ nhiều lợi thế hơn bởi tùy thuộc vào nhiều điều kiện trong một mặt hàng. Ví dụ như thủy hải sản thì thủy hải sản chế biến có mức độ cắt giảm thuế quan còn nhiều hơn.

Hiện tại chúng ta đang hưởng xuất khẩu vào EU tuy không ổn định nhưng giảm tới 3,5% thì các mặt hàng thô và sơ chế vốn hơi thấp thì lại được hưởng ưu đãi. Do vậy, biên độ giảm trong FTA không nhiều như các mặt hàng mà chế biến chế tạo có hàm lượng giá trị gia tăng cao sẽ là những mặt hàng lợi thế rất lớn.

Nói cách khác, FTA sẽ hỗ trợ cải cách và có hiệu quả hơn đối với người Việt Nam, nhưng FTA sẽ không kích hoạt cải cách, mà phụ thuộc hoàn toàn vào Việt Nam trong việc nắm lấy cơ hội và thực thi sứ mệnh lịch sử cho quốc gia.

- Bên cạnh những thuận lợi như vậy thì những khó khăn khi Việt Nam gia nhập EVFTA là gì, thưa ông?

- Ông Trần Ngọc Quân: Đồng hành với những thuận lợi từ EVFTA cũng có rất nhiều khó khăn bởi Hiệp định tạo ra một sân chơi bình đẳng không chỉ cho doanh nghiệp Việt Nam mà cả doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại, doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với một số các doanh nghiệp của EU ngay cả trong nước bởi vì trước một cơ hội to lớn như vậy thì các doanh nghiệp FDI của nước ngoài cũng sẽ vào Việt Nam sản xuất và để hưởng các ưu đãi của Việt Nam khi xuất khẩu sang khu vực này.

Vì vậy, ngay cả bản thân doanh nghiệp Việt của chúng ta cũng phải vượt qua những thách thức tích cực này. Và, khi đã vượt qua được thách thức này thì bản thân họ sẽ trưởng thành lên rất nhiều, còn nếu họ không thể vượt qua thì sẽ có những doanh nghiệp mẹ từ nước ngoài hỗ trợ về kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cũng như nhiều vấn đề khác.

- Xin ông cho biết Bộ Công Thương đã có những giải pháp gì để tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn khi tham gia hiệp định này?

- Ông Trần Ngọc Quân: Mặc dù EVFTA chưa có hiệu lực, tuy nhiên Bộ Công Thương đã có bước chuẩn bị ngay từ đầu. Hiện tại chúng tôi đang tổ chức phổ biến và hướng dẫn các doanh nghiệp làm sao để tận dụng tốt nhất Hiệp định thương mại này trong thời gian tới. Đồng thời Bộ Công Thương cũng thành lập những tổ công tác thực thi các Hiệp định EU và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó, tổ công tác này có nhiệm vụ sẽ phải tìm ra được những biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và tận dụng khai thác tối đa các Hiệp định cũng như giảm thiểu các mặt tiêu cực của Hiệp định. Đây là các bước đi ban đầu và hiện tại vẫn đang ở giai đoạn đầu tiên là phổ biến kiến thức, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp và hướng dẫn họ có thể tận dụng tối đa các lợi thế khi Hiệp định có hiệu lực.

Trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thì EU được coi là một trong những đối tác trọng tâm phát triển kinh tế thương mại. Tuy nhiên, để tận dụng tốt FTA trong việc xuất khẩu sang EU thì cộng đồng doanh nghiệp cần phải nắm vững thông tin hội nhập để phân tích tác động của tiến trình hội nhập đối với doanh nghiệp và sản phẩm của mình. Từ đó, mỗi doanh nghiệp chuẩn bị cho mình một kế hoạch hành động chủ động và tích cực trên các phương diện: định hướng thị trường, đối tác, đổi mới phương thức sản xuất và quản trị gắn với thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và chú trọng nền tảng văn hóa kinh doanh.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Uyên Hương

Vietnam+







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Truy tố hai vợ chồng chủ đậu phộng Tân Tân cùng em trai

Hai vợ chồng chủ thương hiệu đậu phộng Tân Tân cùng em trai bị cơ quan tố tụng ở Bình Dương truy tố với các tội danh “Trốn thuế” và “Không chấp hành án”.

Chi 2,7 triệu USD, nhà máy dệt ở Nam Định loại bỏ lò hơi đốt than

Nhà đầu tư Hàn Quốc đã chi 2,7 triệu USD để loại bỏ lò hơi đốt than tại nhà máy dệt nhuộm ở Nam Định, chuyển đổi hoàn toàn sang lò hơi sinh khối, sử dụng viên nén...

Đại gia bán lẻ Nhật Bản cược lớn vào Việt Nam: Mở rộng sang Hà Nội và đẩy mạnh hợp tác với Vingroup

Trong bối cảnh dân số Nhật Bản già hóa nhanh chóng và thị trường nội địa đã chạm ngưỡng tăng trưởng, Takashimaya - gã khổng lồ bán lẻ đến từ xứ sở hoa anh đào -...

Thuế biên giới carbon đặt ra yêu cầu gì cho xuất khẩu Việt Nam?

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, các quốc gia và khu vực trên thế giới đang đẩy mạnh các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt được các mục tiêu đã cam...

Phó Thủ tướng "chốt" thời gian hoàn thành 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu khẩn trương thi công "3 ca, 4 kíp" để hoàn thành 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2.

Ý kiến khác nhau về không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại trung tâm tài chính

Để hạn chế rủi ro vi phạm các hiệp định thương mại, Ngân hàng nhà nước cho rằng cần rà soát thêm về quy định không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài và điều kiện đầu...

Việt Nam vượt Malaysia và Thái Lan về tăng trưởng xuất khẩu

Việt Nam là điểm sáng nổi bật giữa các nước Đông Nam Á trong năm ngoái với mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, vượt qua các trung tâm sản xuất như Malaysia và Thái...

Gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng, các bị can nộp khắc phục chưa đầy 2 tỷ đồng

Dù không thừa nhận việc nhận tiền nhưng cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vẫn nộp lại 1,5 tỷ đồng; các bị can khác trong vụ án nộp khắc phục thấp nhất...

Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 21/2/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về...

Lựa chọn nào cho nguyên tắc phát triển AI của Việt Nam?

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nhanh chóng, việc xây dựng các nguyên tắc quản trị và đạo đức liên quan trở thành nhiệm vụ cấp thiết...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98