Có nên tư nhân hóa sông Hồng?

10/05/2016 14:24
10-05-2016 14:24:02+07:00

Có nên tư nhân hóa sông Hồng?

Dù Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chưa xem xét dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng-sở hữu-vận hành), nhưng qua dự án này, có một vấn đề cần được phân tích như là một góp ý để xem xét các dự án sau này là có nên trao quyền kiểm soát dòng sông cho tư nhân hay không?

 * Thủ tướng chưa xem xét phê duyệt “siêu dự án” trên sông Hồng

 * Bộ Công Thương lên tiếng về “siêu dự án” trên sông Hồng

 * Siêu dự án thủy lộ sông Hồng kết nối với Trung Quốc

Sông Hồng. Ảnh báo Lao động

Công văn do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký gửi Bộ Kế hoạch - đầu tư và Bộ Tài nguyên - môi trường ngày 9-5-2016 cho biết: Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư có văn bản báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án này - một đại dự án về thủy điện kết hợp thủy lộ (nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vùng châu thổ sông Hồng) do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình (Xuân Thiện) đề xuất thực hiện, với số vốn đầu tư lên đến 24.510 tỉ đồng (1,1 tỉ đô la Mỹ) được thực hiện trong sáu năm (2016 – 2021).

Nếu như dự án được phê duyệt thì sau khi xây dựng, chủ sở hữu của các công trình này - tuyến giao thông thủy trên sông Hồng - sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Khi đó, sông Hồng - một tài nguyên quốc gia - của hàng chục triệu người dân vùng châu thổ sông Hồng sẽ bị kiểm soát bởi tư nhân. Và, khi tư nhân sở hữu các công trình này thì họ hoàn toàn có quyền bán cổ phần của công ty mình cho các cổ đông nước ngoài…

“Dự án ảnh hưởng đến an ninh quốc gia là ở chỗ đó”, theo GS Phan Văn Trường, ĐHQG TPHCM

Do dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định pháp luật nên Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng một cách kỹ lưỡng, khoa học và có sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội đại diện cho lợi ích của người dân vùng lưu vực sông Hồng... để bảo đảm phát triển bền vững.

Theo GS. Phan Văn Trường, Đại học Quốc gia TPHCM, việc quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng một cách kỹ lưỡng là hết sức cần thiết; bởi vì nó liên quan đến sinh kế của hàng triệu người dân vùng hạ lưu. Hơn nữa, các công trình nhân tạo như dự án mà Xuân Thiện đề xuất can thiệp quá thô bạo vào dòng chảy sông Hồng - con sông huyết mạch vùng đồng bằng Bắc bộ - chứa đựng rất nhiều rủi ro to lớn về kinh tế, xã hội và an ninh.

“Đừng để giống như Trung Quốc. Dự án xây dựng đập Tam Hiệp để khai thác thủy điện và giao thông thủy trên sông Trường Giang là một sai lầm kinh khủng của Trung Quốc về mặt sinh thái, môi trường”, ông Trường nói. Và, theo ông, để kết nối hai miền xuôi - ngược dọc theo sông Hồng có thể ưu tiên phát triển các dự án hạ tầng khác, chứ không nhất thiết là giao thông thủy. Bởi vì, khi xây hệ thống đập dâng nước trên sông Hồng thì chắc chắn hiện tượng sa mạc hóa và lũ lụt đối với vùng hạ lưu là không thể tránh khỏi.

Nhưng đặc biệt, ông Trường lưu ý về việc đầu tư các dự án trên sông Hồng theo thể thức BOO. Bởi vì, nếu như dự án được phê duyệt thì sau khi xây dựng, chủ sở hữu của các công trình này - tuyến giao thông thủy trên sông Hồng - sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Khi đó, sông Hồng - một tài nguyên quốc gia - của hàng chục triệu người dân vùng châu thổ sông Hồng sẽ bị kiểm soát bởi tư nhân. Và, khi tư nhân sở hữu các công trình này thì họ hoàn toàn có quyền bán cổ phần của công ty mình cho các cổ đông nước ngoài… “Dự án ảnh hưởng đến an ninh quốc gia là ở chỗ đó”, ông nói.

Thực tế, dù ủng hộ dự án của Xuân Thiện nhưng Bộ Tài chính lại có vẻ lấn cấn về hình thức đầu tư. Bởi vì, dự án đề xuất dầu tư theo hình thức BOO nhưng bao gồm nhiều hợp phần công trình trong đó có hợp phần công trình kết cấu cơ sở hạ tầng do Nhà nước quản lý. Vì vậy, phải làm rõ phương thức quản lý các hợp phần công trình, thời gian khai thác, mối quan hệ pháp lý giữa nhà đầu tư và các tài sản kết cấu hạ tầng của Nhà nước trong quá trình nhà đầu tư được sở hữu và khai thác.

Ngay trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự án trình lên Thủ tướng, bộ này cũng băn khăn: “Phạm vi dự án có hợp phần nạo vét, chỉnh trị, cải tạo luồng, do vậy, đề nghị làm rõ phạm vi sở hữu của nhà đầu tư đối với luồng lạch, diện tích mặt nước cũng như quyền tự do đi lại, nuôi trồng thủy, hải sản... của nhân dân khu vực dự án trong quá trình nhà đầu tư sở hữu và vận hành dự án”.

Quang Chung

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thái Lan rà soát việc áp thuế chống bán phá giá với sắt, thép nhập từ Việt Nam

Ngày 17/02/2025, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra PVTM) khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp...

Lâm Đồng cho Vinacomin thuê hơn 100ha đất thực hiện dự án tổ hợp bauxit - nhôm 

UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định chuyển mục đích sử dụng và cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thuê hơn 101ha đất để thực hiện dự án Tổ...

Bitexco Power muốn làm nhà máy điện gió ở Thái Nguyên

Thông tin trên được cho biết tại buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Thái Bình với đại diện CTCP Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) hôm 17/02.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc biệt

Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua vào sáng nay (19/2) với 459/460 đại biểu...

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm...

TPHCM: Kinh tế số không chỉ 25% GRDP mà phải là động lực tăng trưởng mới

TPHCM đặt mục tiêu phát triển kinh tế số không chỉ đạt chỉ tiêu đã đặt ra là 25% GRDP vào năm 2025, mà còn phải trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới...

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu huy động 620.000 tỷ đồng đầu tư toàn xã hội

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội đạt 620.000 tỷ đồng năm 2025, trong đó vốn nhà nước 156.240 tỷ đồng; vốn ngoài nhà nước 401.760 tỷ...

Kế hoạch thực hiện Tuyên bố về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 266/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Lộ góc khuất vốn ngoại vào Việt Nam: Chục nghìn DN lỗ gần triệu tỷ đồng

Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo lỗ, lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu vẫn tăng trong nhiều năm. Trị giá lỗ lũy kế lên tới 908.211 tỷ đồng. Nhiều doanh...

Cấp thiết có cơ chế đặc thù làm dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô rất lớn, công nghệ phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực hiện ở nước ta nên rất...


Hotline: 0908 16 98 98