Doanh nghiệp in gồng mình với giấy phép con

03/05/2016 21:11
03-05-2016 21:11:00+07:00

Doanh nghiệp in gồng mình với giấy phép con

Giám đốc phải đi học bốn ngày, có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in thì doanh nghiệp mới được cấp phép hoạt động; nhập khẩu máy xén giấy, máy đóng đinh phải được sự cho phép bằng văn bản của cơ quan chức năng mới được thông quan hải quan… Đây là hai quy định nằm trong Nghị định 60/2014/NĐ-CP của Chính phủ mà theo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in, là loại giấy phép con, gây cản trở nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của họ.

Máy in offset cuộn 8 màu này phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông mới được nhập khẩu. Trong ảnh: Hoạt động sản xuât tại một doanh nghiệp in. Ảnh: Sơn Liên

Cụ thể, điểm e, điều 11 của Nghị định 60 kể trên quy định, một trong những điều kiện hoạt động của cơ sở in là người đứng đầu phải có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in. Có bằng cao đẳng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng thì doanh nghiệp mới được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực in.

Ông Nguyễn Thái Linh, Chánh văn phòng Hội in TPHCM nhận xét, quy định như vậy là đi ngược lại tinh thần của Luật Doanh nghiệp, tạo ra rào cản không đáng có. Đó là chưa nói, quy định như vậy chẳng khác nào nói rằng giá trị của tấm bằng cao đẳng chuyên ngành chỉ tương đương với chứng chỉ của một khóa học kéo dài 4 ngày.

Theo ông Linh, để tham gia lớp học, doanh nghiệp phải đóng 5 triệu đồng và đến lớp để nghe phổ biến về những điều đã quy định tại thông tư, nghị định. “Giấy chứng nhận bồi dường nghiệp vụ này, thực chất là một loại giấy phép con”, ông Linh thẳng thắn.

Cũng theo Nghị định 60, tại điều 27, doanh nghiệp khi nhập khẩu các thiết bị như máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in; máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng; máy in lưới (lụa); máy dao xén giấy, máy gấp sách, máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in; máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông. Giấy phép này là một loại chứng từ phải có khi thông quan hàng hóa.

Quy định này, theo ban tổ chức Cuộc bình chọn 10 quy định tốt nhất và tồi nhất do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức, đã khiến hơn 3.000 doanh nghiệp ngành in choáng váng. Nhiều người thốt lên: "Không thể hiểu nổi". Bởi lẽ, về bản chất, các thiệt bị nhập khẩu được yêu cầu phải có giấy phép của cơ quan quản lý về thông tin, nhất là máy xén giấy, máy đóng đinh… hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến an ninh, quốc phòng, môi trường.

Không chỉ các doanh nghiệp ngành in bị ảnh hưởng mà còn có cả các doanh nghiệp dệt may vì đây cũng là đối tượng phải nhập thiết bị để in lên quần áo, lên nhãn mác... Nhiều doanh nghiệp dệt may khi nhập thiết bị về đến cảng mới tá hỏa ra vì theo cơ quan hải quan, phải xin giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông thì mới được thông quan.

Cũng theo VCCI, Nghị định 60 chỉ có duy nhất quy định phải xin cấp phép, nhưng lại không nêu lý do cấp phép, tiêu chí cấp phép nên cán bộ xử lý hồ sơ có toàn quyền quyết định cho hay không cho. Sự tùy tiện dẫn đến nguy cơ tham nhũng.

Còn theo doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực, nguy cơ này đã trở thành sự thực trong thực tế hơn một năm qua, kể từ thời điểm Nghị định có hiệu lực (1-11-2014) đến nay.

Theo quy định, hồ sơ xin giấy phép phải gửi bằng đường bưu điện đến cơ quan chức năng và sẽ được phản hồi trong vòng năm ngày làm việc nhưng trên thực tế, “đường bưu điện không bao giờ được trả lời, phải gặp trực tiếp mới xong”.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp chuyên mua bán thiết bị in, nhập khẩu hàng về đến sân bay rồi mà chưa có giấy phép là phải “đi gặp” giải quyết. Nếu không, để hàng lưu kho lưu bãi còn tốn kém hơn. Hội In TPHCM cũng đã nhiều lần kiến nghị sửa đổi quy định bất hợp lý này nhưng không được ghi nhận.

Trong khi đó, theo VCCI, ngành Hải quan cũng thấy vô lý, nên cũng đã kiến nghị Bộ Tài chính làm việc cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông để tháo gỡ cho doanh nghiệp dệt may, nhưng không thành công.

“Thời điểm này, sở dĩ chúng tôi lại tiếp tục nhắc lại vì Thủ tướng đang yêu cầu rà soát và loại bỏ các loại giấy phép con trước ngày 1-7. Hy vọng lần này, kiến nghị của chúng tôi được ghi nhận”, ông Linh nói thêm.

Minh Tâm

TBKTSG



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Truy tố hai vợ chồng chủ đậu phộng Tân Tân cùng em trai

Hai vợ chồng chủ thương hiệu đậu phộng Tân Tân cùng em trai bị cơ quan tố tụng ở Bình Dương truy tố với các tội danh “Trốn thuế” và “Không chấp hành án”.

Chi 2,7 triệu USD, nhà máy dệt ở Nam Định loại bỏ lò hơi đốt than

Nhà đầu tư Hàn Quốc đã chi 2,7 triệu USD để loại bỏ lò hơi đốt than tại nhà máy dệt nhuộm ở Nam Định, chuyển đổi hoàn toàn sang lò hơi sinh khối, sử dụng viên nén...

Đại gia bán lẻ Nhật Bản cược lớn vào Việt Nam: Mở rộng sang Hà Nội và đẩy mạnh hợp tác với Vingroup

Trong bối cảnh dân số Nhật Bản già hóa nhanh chóng và thị trường nội địa đã chạm ngưỡng tăng trưởng, Takashimaya - gã khổng lồ bán lẻ đến từ xứ sở hoa anh đào -...

Thuế biên giới carbon đặt ra yêu cầu gì cho xuất khẩu Việt Nam?

Trước thách thức của biến đổi khí hậu, các quốc gia và khu vực trên thế giới đang đẩy mạnh các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính để đạt được các mục tiêu đã cam...

Phó Thủ tướng "chốt" thời gian hoàn thành 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu khẩn trương thi công "3 ca, 4 kíp" để hoàn thành 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2.

Ý kiến khác nhau về không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại trung tâm tài chính

Để hạn chế rủi ro vi phạm các hiệp định thương mại, Ngân hàng nhà nước cho rằng cần rà soát thêm về quy định không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài và điều kiện đầu...

Việt Nam vượt Malaysia và Thái Lan về tăng trưởng xuất khẩu

Việt Nam là điểm sáng nổi bật giữa các nước Đông Nam Á trong năm ngoái với mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, vượt qua các trung tâm sản xuất như Malaysia và Thái...

Gây thiệt hại cho EVN hơn 1.000 tỷ đồng, các bị can nộp khắc phục chưa đầy 2 tỷ đồng

Dù không thừa nhận việc nhận tiền nhưng cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng vẫn nộp lại 1,5 tỷ đồng; các bị can khác trong vụ án nộp khắc phục thấp nhất...

Chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 21/2/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về...

Lựa chọn nào cho nguyên tắc phát triển AI của Việt Nam?

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nhanh chóng, việc xây dựng các nguyên tắc quản trị và đạo đức liên quan trở thành nhiệm vụ cấp thiết...


Hotline: 0908 16 98 98