“Huynh đệ tương tàn” trong nhiều doanh nghiệp gia đình châu Á

31/05/2016 10:31
31-05-2016 10:31:25+07:00

“Huynh đệ tương tàn” trong nhiều doanh nghiệp gia đình châu Á

Hãng tin CNBC điểm lại một số vụ đấu đá trong những công ty gia đình vào hàng mạnh nhất châu Á...

Tập đoàn Lotte, Hàn Quốc

Tháng 7 năm ngoái, “đại gia” Shin Kyuk-ho, 94 tuổi, nhà sáng lập Lotte Group hùng mạnh của Hàn Quốc bị chính con trai của mình là Shin Dong-bin đẩy khỏi ghế Chủ tịch tập đoàn. Dong-bin (ảnh) nói rằng người cha “gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định” và chuyển cha sang một vị trí danh dự không có thực quyền, trong khi Dong Bin giành quyền kiểm soát Lotte.

Cuộc đấu quyền lực kéo dài cho tới tháng 12/2015, khi Shin Kyuk-ho cùng người con cả là Shin Dong-joo kiện Dong-bin và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, cho rằng việc Shin Kyuk-ho bị con trai cách chức là bất hợp pháp.

Tập đoàn Reliance, Ấn Độ

Dhirubhai Ambani, nhà sáng lập tập đoàn công nghiệp Reliance Industries của Ấn Độ, qua đời vào năm 2002 mà không để lại di nguyện nào.

Vì vậy, người con cả là Mukesh và con thứ là Adil đã tranh giành nhau quyền kiểm soát công ty. Năm 2005, tranh chấp này được giải quyết khi người mẹ là Kokilaben Ambani can thiệp và chia đôi công ty cho hai người con.

Hãng EVA Airways, Đài Loan

 

EVA Airways được gọi thân mật là hãng hàng không “mèo Hello Kitty”. Vào tháng 3/2016, khi vừa đáp xuống Singapore, Chủ tịch kiêm phi công của hãng này là Chang Kuo-Wei (ảnh) hay tin mình đã bị loại khỏi Hội đồng Quản trị. Chính ba người em cùng cha khác mẹ của Chang đã gộp chung cổ phần với nhau trong công ty vận tải Evergreen - hãng mẹ của EVA Airways - nhằm giành quyền loại Chang.

Tập đoàn SJM Holdings, Macau

 

Cuộc chiến tranh giành gia sản của “ông trùm” ngành sòng bạc Macau Stanley Ho khiến gia đình lớn của ông - gồm 4 bà vợ và 17 người con - chia thành hai phe.

Trung tâm của trận chiến này là cuộc đấu giữa người vợ thứ tư của Ho, bà Angela (ảnh) và Pansy Ho, con gái của ông cùng người vợ thứ hai. Hai bên cáo buộc nhau tìm cách chiếm đoạt cổ phần trị giá 1,7 tỷ USD của Stanley Ho trong SJM Holdings. Vụ tranh chấp đã được giải quyết vào tháng 3/2011.

Tập đoàn Sun Hock Gai, Hồng Kông

Tranh chấp trong gia tộc Kwok ở Hồng Kông không phải về quyền thừa kế tài sản hay quyền lực. Sau khi tỷ phú Kwok Tak Seng qua đời vào năm 1990, người con cả là Walter Kwok đã trở thành Chủ tịch của công ty gia đình - tập đoàn bất động sản Sun Hock Gai.

Tranh chấp chỉ xảy ra vào năm 2008, khi việc Walter bị phát hiện có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân với Lee Shau Kee, một thành viên hội đồng quản trị Sun Hock Gai. Hay tin, người mẹ đã loại Walter khỏi quỹ ủy thác của gia đình, dẫn tới cuộc tranh chấp.

Năm 2014, tranh chấp được giải quyết khi Walter được trở lại quỹ ủy thác gia đình. Tuy nhiên, hai người em của ông là Raymond và Thomas Kwok  (ảnh) vẫn đang nắm quyền kiểm soát tập đoàn.

Công ty Otsuka Kagu, Nhật Bản

Khi doanh thu của công ty đồ nội thất Nhật Bản Otsuka Kagu giảm 37,8% so với cùng kỳ năm trước, cuộc đối đầu giữa nhà sáng lập là Katsuhisa Otsuka và con gái là Kumiko Otsuka (ảnh) bùng nổ.

Nguyên nhân nằm ở việc Katsuhisa không chấp nhận đề xuất của Kumiko về thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại hơn. Cuối cùng, Kumiko đã thắng và giành quyền kiểm soát công ty.

Nhà họ Wang, Đài Loan

 

Tỷ phú Đài Loan Wang Yung-Ching (ảnh) qua đời năm 2008 mà không để lại di chúc. Năm 2011, người con trai cả của ông là Winston Wang đâm đơn kiện để giành lại toàn bộ tài sản của người cha quá cố, khi đó đang nằm dưới sự kiểm soát của gia đình người vợ thứ ba của người cha. Cuối cùng, Winston đã giành quyền kiểm soát số tài sản 4 tỷ USD mà cha để lại.

Tập đoàn Samsung, Hàn Quốc

Trong cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” được xem là lớn nhất từ trước đến nay về mức độ tài sản liên quan, Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee (ảnh) bị kiện bởi người em trai và em gái vào năm 2012. Hai người em của ông Lee muốn được nắm giữ cổ phần nhiều hơn trong Samsung, tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc.

Hai người em cho rằng ông Lee không để cho họ được nhận đầy đủ tài sản thừa kế vào năm 1987 bằng cách che dấu một phần tài sản mà người cha để lại. Ông Lee phủ nhận cáo buộc này. Cuối cùng, vào năm 2014, người em trai của ông Lee thua kiện.

Thăng Điệp

vneconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98