Nguyên Thống đốc NHNN: Cẩn trọng khi vay 500 tấn vàng của dân!

15/05/2016 09:11
15-05-2016 09:11:00+07:00

Nguyên Thống đốc NHNN: Cẩn trọng khi vay 500 tấn vàng của dân!

“Chúng ta phải rất cẩn trọng. Khi có đầy đủ các cơ chế quản lý rõ ràng, chúng ta mới huy động được lượng lớn vàng đang nằm trong dân để đầu tư phát triển kinh tế”.

Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, lượng vàng trong dân hiện nay còn rất lớn, ước tính khoảng 500 tấn (ảnh chụp người dân chen nhau, xếp hàng vài giờ để mua vàng ngày vía Thần Tài-ảnh minh họa)

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Cao Sĩ  Kiêm đã nói như vậy khi Dân Việt tiếp tục đề cập đến kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội vàng Việt Nam tới Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng: Xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia.

Ông Kiêm nói: “Huy động vốn trong dân nhằm phát triển kinh tế đất nước là chủ trương chung của chúng ta. Huy động vàng rồi biến nó thành vốn phục vụ trở lại nền kinh tế là ý tưởng rất tốt. Nếu huy động vàng trong dân, Nhà nước-thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động. Với biến động của giá vàng lên-xuống hàng ngày, Nhà nước có các cơ chế, chính sách để bảo đảm được rủi ro cho vàng đã huy động của người dân cũng như rủi ro cho chính mình.

Theo ông Kiêm, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, thành lập Sở giao dịch vàng Quốc gia, Nhà nước có quản lý được không?. “Đúng là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Nhà nước phải có năng lực quản lý thực sự với thị trường vàng mới có thể ra đời Sở giao dịch này, nhất là thông qua Sở giao dịch này huy động vàng của dân. Sở giao dịch này muốn huy động được vàng trong  dân nhất thiết phải có sự chỉ đạo, điều hành, giám sát, quản lý và can thiệp chặt chẽ của Nhà nước để không tạo ra sự lũng đoạn trên thị trường vàng, tới giá vàng, làm ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ và nền kinh tế”, ông Kiêm nói.

Muốn thành lập Sở giao dịch vàng, Nhà nước phải xây dựng được các quy chế quản lý nó, đặc biệt phải có các chính sách ứng phó với các biến động, rủi ro phát sinh. “Chúng ta huy động vàng của dân chính là người dân gửi gắm tài sản của họ cho chúng ta. Chắc chắn, người dân phải thấy an toàn, có lợi họ mới đưa vàng cho Nhà nước vay thông qua mua trái phiếu, chứng chỉ vàng”-ông Kiêm Phân tích.

Do vậy, “huy động vàng của người dân rồi chúng ta phải có các cơ chế, chế tài đi kèm để quản lý từ đầu vào tới đầu ra. Ví dụ như vàng huy động sẽ được đầu tư vào đâu, như thế nào trong nền kinh tế đem lại hiệu quả. Những rủi ro người dân gặp phải khi dùng vàng mua trái phiếu, chứng chỉ vàng sẽ được xử lý, bảo hiểm ra sao?... Vàng là mặt hàng luôn có sự biến động đi kèm với hoạt động đầu cơ trên thị trường thế giới, nếu chúng ta không có khả năng ứng phó, xử lý các rủi ro tốt ở trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và tài sản là vàng của người dân”-ông Kiêm nhấn mạnh.

Thực tế hiện nay, ông Kiêm cho biết, chúng ta đã ngừng huy động tiết kiệm vàng. Vàng chỉ đang được nhận giữ hộ. Vàng đó cũng chỉ được giữ chứ không được chuyển thành vốn đưa ra đầu tư vào nền kinh tế. Do đó, nếu được huy động tiết kiệm bằng vàng thì chúng ta có thể cho vay, đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh. Việc không sử dụng được nguồn vốn bằng vàng trong dân để đầu tư phát triển nền kinh tế là rất lãng phí, đặc biệt khi lượng vàng trong dân hiện lên tới 500 tấn, giá trị ước tính hàng chục tỷ USD (theo tính toán của Hiệp hội vàng Việt Nam).

Muốn biến khối vàng trong dân trở thành vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế, vấn đề còn lại là Nhà nước cần phải cho thấy khả năng của mình trong việc đứng ra huy động vàng của dân. Nhà nước có cân đối được vay-trả vàng cho người dân khi huy động không? Nếu Nhà nước không xử lý được rủi ro về biến động giá vàng thì khó có thể huy động vàng của dân.

“Kinh nghiệm huy động cho vay bằng vàng trong quá khứ đã cho thấy những tổn thất, rủi ro rất lớn. Chúng ta đã từng huy động cho vay bằng vàng. Giá vàng lúc huy động chỉ khoảng 24 triệu đồng/lượng nhưng sau đó, giá vàng vọt lên-có lúc tới gần 50 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp không thanh toán được cho dân số vàng đã huy động theo giá biến động. Người dân khăng khăng đòi vàng huy động của họ phải được tính  theo giá chênh lệch này, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đã không thể đáp ứng nổi”-ông Kiêm ví dụ.

Từ bài học này-ông Kiêm cho rằng, Nhà nước cần phải nghiên cứu kỹ khi muốn xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thành lập ra Sở Giao dịch vàng quốc gia. “Chúng ta phải có cách xử lý với những tình huống tương tự như trong quá khứ; phải rất chú ý, cẩn trọng để tránh "vết xe đổ”. Bởi việc “không xử lý nổi” rất có thể tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường vàng, tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ, kinh doanh chụp giật, thậm chí là lừa đảo trên thị trường vàng, rất nguy hiểm”-ông Kiêm nói.

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thànhlập Sở giao dịch vàng quốc gia.

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết: Lượng vàng đang được giữ trong dân rất lớn, ước khoảng 500 tấn, có giá trị hàng chục tỷ USD. Nếu huy động được đây sẽ là nguồn lực rất lớn cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

“Thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, Nhà nước có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động vàng trong dân. Đặc biệt, thông qua Sở giao dịch vàng, các doanh nghiệp có thể mua vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, thay vì nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước…” -ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nhấn mạnh.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, hiệp hội này đề xuất NHNN xem xét cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu. Ước tính nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu hằng năm cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ ở Việt Nam hiện khoảng hơn 20 tấn/năm.

Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, trong thời gian trước mắt, để tránh việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tràn lan để làm vàng nhẫn hay bán nguyên liệu ra thị trường tự do, ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước thì NHNN chỉ nên cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho những doanh nghiệp đã được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Bạch Dương

Dân Việt



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Chuyển đổi số ngân hàng: Nhân tài và tư duy số là thách thức

Chuyên gia đến từ các ngân hàng đều đồng ý rằng con người và tư duy số là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của bất kỳ tổ chức nào.

Kết thúc quý 1, TPBank báo lãi hơn 1,800 tỷ đồng

Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng sự nhạy bén trên thị trường, kết thúc quý 1/2024, TPBank thu về hơn 1,800 tỷ đồng, chốt lời tốt ở mảng đầu tư chứng khoán.

Sau ĐHĐCĐ, VietABank chia cổ tức 39% và đưa cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. ĐHĐCĐ đã thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kinh...

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98