Thủ tướng chưa xem xét phê duyệt “siêu dự án” trên sông Hồng

09/05/2016 21:16
09-05-2016 21:16:44+07:00

Thủ tướng chưa xem xét phê duyệt “siêu dự án” trên sông Hồng

Thủ tướng cho rằng, dự án giao thông xuyên Á trên sông Hồng chưa đủ căn cứ, cơ sở để phê duyệt chủ trương đầu tư...

* Phản đối gay gắt chuyện làm thủy điện sông Hồng

Một góc sông Hồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chính thức có ý kiến về đề án xây tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng do Công ty TNHH Xuân Thiện - thành viên của Tập đoàn ThaiGroup, làm chủ đầu tư trên cơ sở đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Giao thông Vận tải ngày 9/5, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO.

Lý do của việc chưa xem xét, theo Phó thủ tướng là vì dự án vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.

Thay vào đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các nộ, ngành tổ chức xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng để đảm bảo phát triển bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng quy hoạch nêu trên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, khoa học và phải có sự tham gia của các địa phương liên quan, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác là đại diện cho lợi ích của người dân trong lưu vực đồng bằng sông Hồng.

Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cách thức triển khai thực hiện dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo đề xuất của chủ đầu tư, mục tiêu của dự án là sẽ mở ra một tuyến vận tải thông suốt trên sông Hồng từ Lạch Giang (Nam Định) qua Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái tới Quý Xa (Lào Cai).

Trên tuyến giao thông này sẽ xây dựng 7 cảng là Phố Mới, Apatit, Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội). Chủ đầu tư còn nêu rõ dự án này sẽ giúp tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng đề xuất xây dựng 6 đập thủy điện và âu tàu để nâng mực nước cho tàu trọng tải lớn qua lại. Đây là các công trình thủy điện với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh/năm.

Còn theo chủ đầu tư, dự án nói trên được đề xuất thực hiện theo dạng hợp đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh).

Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới khoảng 24.500 tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD. Trong đó, chi phí xây dựng là 8.207 tỷ đồng, chi phí thiết bị 4.558 tỷ đồng, chi phí bồi thường tái định cư 1.230 tỷ và dự phòng khoảng 6.549 tỷ đồng… Cơ cấu vốn gồm 30% tự có của doanh nghiệp, còn lại 70% là vay thương mại.

Trả lời báo giới mới đây, đại diện Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, hoàn toàn không có chuyện lập dự án thuỷ điện trên sông Hồng, mà chỉ là dự án giao thông kết hợp phát điện.

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cho ý kiến về dự án nói trên cũng đã khẳng định về nguyên tắc, EVN ủng hộ chủ trương nghiên cứu đầu tư và khai thác hiệu quả tiềm năng của sông Hồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc và đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, EVN cho rằng, do phạm vi nghiên cứu, tính chất phức tạp của các dự án giao thông đường thủy xuyên Á trên sông Hồng (đoạn Việt Trì - Lào Cai) kết hợp với thủy điện theo hình thức BOO, do vậy chủ đầu tư cần tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, địa phương để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hồ sơ dự án theo đúng quy định hiện hành.

Nguyên Hà

vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thái Lan rà soát việc áp thuế chống bán phá giá với sắt, thép nhập từ Việt Nam

Ngày 17/02/2025, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra PVTM) khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp...

Lâm Đồng cho Vinacomin thuê hơn 100ha đất thực hiện dự án tổ hợp bauxit - nhôm 

UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định chuyển mục đích sử dụng và cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thuê hơn 101ha đất để thực hiện dự án Tổ...

Bitexco Power muốn làm nhà máy điện gió ở Thái Nguyên

Thông tin trên được cho biết tại buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Thái Bình với đại diện CTCP Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) hôm 17/02.

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc biệt

Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua vào sáng nay (19/2) với 459/460 đại biểu...

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm...

TPHCM: Kinh tế số không chỉ 25% GRDP mà phải là động lực tăng trưởng mới

TPHCM đặt mục tiêu phát triển kinh tế số không chỉ đạt chỉ tiêu đã đặt ra là 25% GRDP vào năm 2025, mà còn phải trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới...

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu huy động 620.000 tỷ đồng đầu tư toàn xã hội

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội đạt 620.000 tỷ đồng năm 2025, trong đó vốn nhà nước 156.240 tỷ đồng; vốn ngoài nhà nước 401.760 tỷ...

Kế hoạch thực hiện Tuyên bố về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 266/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Lộ góc khuất vốn ngoại vào Việt Nam: Chục nghìn DN lỗ gần triệu tỷ đồng

Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo lỗ, lỗ lũy kế, lỗ mất vốn chủ sở hữu vẫn tăng trong nhiều năm. Trị giá lỗ lũy kế lên tới 908.211 tỷ đồng. Nhiều doanh...

Cấp thiết có cơ chế đặc thù làm dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô rất lớn, công nghệ phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực hiện ở nước ta nên rất...


Hotline: 0908 16 98 98