Tình trạng overbought có đáng lo ngại?

31/05/2016 20:00
31-05-2016 20:00:00+07:00

Tình trạng overbought có đáng lo ngại?

Overbought là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên trên thị trường. Tình trạng này được coi là khá nguy hiểm đối với nhóm Chỉ báo cho Tín hiệu sớm (Leading indicators).

Overbought là gì?

Đường Trung bình động (Moving Average) là ví dụ điển hình của chỉ báo theo xu hướng (Trend following) hay chỉ báo cho tín hiệu trễ (Lagging indicators). Nhóm này cho các tín hiệu mua/bán trễ nhưng cũng giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận khi hành động theo những xu hướng chính.

Những chỉ báo này phát huy hiệu quả khi giá dịch chuyển theo xu hướng tương đối dài. Chúng không cảnh báo về những thay đổi sắp tới của giá mà đơn giản chỉ cho thấy xu hướng hiện tại của giá (chẳng hạn như đang tăng hay đang giảm) để nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định tương ứng. Chỉ báo theo xu hướng luôn cho tín hiệu mua/bán trễ nhưng lại giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro một cách hiệu quả bằng cách giữ họ theo đúng xu hướng thị trường.

Trong khi đó, các chỉ báo cho tín hiệu sớm (Leading indicators) như Relative Strength Index, Stochastic Oscillator… cấu thành nên một nhóm chỉ báo khác. Các chỉ báo này giúp chúng ta tìm kiếm lợi nhuận bằng việc dự đoán trước xu hướng giá và có cơ hội kiếm lời nhiều hơn do mức độ rủi ro cao hơn.

Thông thường, các chỉ báo cho tín hiệu sớm đo lường mức độ “quá mua” (overbought) hay “quá bán” (oversold) của chứng khoán. Công việc đo lường này được thực hiện dựa trên giả định rằng một chứng khoán trong vùng “quá bán” sẽ phục hồi trở lại còn một chứng khoán duy trì trong vùng “quá mua” sẽ có nguy cơ điều chỉnh.

Tuy nhiên, ở các thị trường mới nổ như Việt Nam thì vẫn có những ngoại lệ nhất định.

Tình trạng overbought không quá nguy hiểm ở thị trường Việt Nam

Chỉ báo Stochastic Oscillator của VN-Index đã duy trì trong vùng overboubht khá dài và đã rơi khỏi vùng này. Điều này không quá nguy hiểm nếu như đi kèm với các điều kiện như sau:

Thứ nhất, nhóm MA dài hạn không bị phá vỡ. Nhóm này hiện đang duy trì trong vùng 570-580 điểm.

Thứ hai, khối lượng giao dịch vẫn duy trì xoay quanh mức trung bình 20 phiên gần nhất (tầm 105 triệu đơn vị).

Giai đoạn cuối năm 2013 cũng xảy ra trường hợp tương tự như hiện nay nên hi vọng kịch bản này sẽ lặp lại trong năm 2016.



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03: Tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index tăng điểm kèm theo khối lượng giao dịch trong phiên sáng có sự cải thiện đáng kể cho thấy tâm lý lạc quan hơn của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98