VEPR: Tăng trưởng kinh tế năm 2015 có dấu hiệu bị “thổi phồng”?

10/05/2016 14:06
10-05-2016 14:06:47+07:00

VEPR: Tăng trưởng kinh tế năm 2015 có dấu hiệu bị “thổi phồng”?

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – VEPR cho biết, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, chỉ số GDP kinh tế Việt Nam của năm 2015 có thể là hơi lạc quan, theo một nghĩa nào đó có thể con số trong báo cáo đã bị "thổi phồng" so với thực tế.

Theo báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – VEPR, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một năm 2015 nhiều thử thách với những biến động lớn của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong nước đạt mức cao trong năm 2015 nhờ động lực từ khu vực sản xuất công nghiệp. GDP tı́nh theo giá so sánh năm 2010 đạt mức 6.68%, cao nhất trong giai đoạn kể từ năm 2008. Khu vực công nghiêp tăng trưởng tı́ch cực ở mức 9.64%, vượt trội so với các con số 5.08% và 6.42% của hai năm 2013 và 2014. Trong khi đó, tăng trưởng khu vực nông nghiệp suy giảm và tăng trưởng của khu vực dịch vụ bắt đầu chững lại.

Tuy nhiên, bên cạnh việc đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ số GDP, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu VEPR đã xây dựng một chỉ số mới là VEPI (Viet Nam Economic Performance Index). Và tại buổi hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2016 được tổ chức sáng ngày 10/05/2016, theo số liệu được công bố, sau khi mô phỏng mô hình với số liệu GDP theo báo cáo nhằm đưa ra cái nhìn gần thực tiễn hơn, dự báo tương lai thì số liệu VEPI của nhóm nghiên cứu thuộc VEPR và GDP Việt Nam theo công bố của Tổng Cục Thống kê trong năm 2015 đã có sự khác biệt.

Buổi hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2016 được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR tổ chức sáng ngày 10/05/2016.

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – VEPR cho biết: “Nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ số báo cáo kinh tế của năm 2015 có thể là hơi lạc quan, theo một nghĩa nào đó có thể con số trong báo cáo đã bị thổi phồng”.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, VEPR sử dụng một chỉ số khác do Viện nghiên cứu xây dựng và phát triển được gọi là VEPI (Viet Nam Economic Performance Index), đây là một chỉ số tổng hợp hơn để phản ánh tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, dựa trên yếu tố nền tảng hơn. VEPR đã thực hiện mô hình mô phỏng để 2 chỉ số của VEPI và GDP trong quá khứ của nền kinh tế Việt Nam trùng nhau và khi 2 mô hình trùng nhau sẽ cho phép nhóm nghiên cứu dự báo về tốc độ tăng trưởng trong tương lai.

Tuy nhiên, khi tiếp tục mô phỏng 2 mô hình thì đến năm 2015, VEPI và GDP đã bắt đầu tách ra, có sự khác nhau giữa số liệu nghiên cứu của VEPR với số liệu được Tổng Cục Thống kê công bố.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu VEPR, nền kinh tế của Việt Nam đi xuống trong năm 2015 và đi xuống sâu hơn nữa vào quý 1/2016, tuy nhiên theo số liệu báo cáo nền kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trong năm 2015 và chỉ bắt đầu hạ xuống vào đầu năm 2016.

Nguyên nhân về sự sụt giảm của VEPI trong giai đoạn này, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu thuộc VEPR là do suy giảm kim ngạch thương mại; PMI và lượng vận tải đường sắt thấp.

Việt Nam chỉ công nhận một số liệu thống kê duy nhất về tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không có chỉ số khác để mô phỏng nhằm so sánh sự tương quan, mục đích của VEPR khi xây dựng VEPI nhằm so sánh với GDP trên số liệu báo cáo hy vọng đưa ra một góc nhìn gần thực tiễn hơn” – TS Nguyễn Đức Thành chia sẻ./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng Mai Văn Chính và Ủy viên Trung ương Đảng – Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng làm Phó Thủ...

Chính phủ tinh gọn còn 17 bộ ngành và 25 thành viên

Tổ chức bộ máy Chính phủ sau khi được sắp xếp, kiện toàn có 17 bộ ngành, giảm 5 bộ ngành; có 25 thành viên Chính phủ, giảm 3 người so với trước. Trong số các thành...

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, Bộ...

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi): Thủ tướng không làm thay những việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng

Theo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi, Thủ tướng sẽ không quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với...

Quốc hội họp về công tác nhân sự, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Trong sáng 18/2, Quốc hội họp riêng về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, việc tổ...

ĐBQH đề xuất cần miễn trách nhiệm hình sự cho hoạt động nghiên cứu khoa học

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, cần có chính sách giảm thiểu rủi ro trong nghiên cứu khoa học, coi đây là "lối thoát, lối mở" để các nhà khoa học...

Giáo sư Đại học Fulbright: Các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn vững mạnh trong năm 2025

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Jonathan R. Pincus thuộc Trường Đại học Fulbright Việt Nam, các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn vững mạnh trong năm 2025 và tiềm năng tăng...

Hôm nay 17/02, Quốc hội thảo luận về cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Chính phủ

Trong ngày làm việc 17/02, Quốc hội sẽ thảo luận về tháo gỡ vướng mắc khoa học - công nghệ, chính sách đặc thù đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận, cơ cấu tổ chức Chính...

Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Quy định thi hành Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Quy định số 232 quy định thi hành Điều lệ Đảng.

Phê duyệt Đề án Nghiên cứu, thống kê, biên soạn số liệu GDP kinh tế tập thể

Việc chuẩn hóa số liệu GDP kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng, phản ánh quy mô, cơ cấu và đóng góp của khu vực này vào nền kinh tế, giúp định hướng chính sách...


Hotline: 0908 16 98 98