ĐHĐCĐ COMA18: Bất ngờ phát hành riêng lẻ 18 triệu cp

21/06/2016 22:58
21-06-2016 22:58:47+07:00

ĐHĐCĐ COMA18: Bất ngờ phát hành riêng lẻ 18 triệu cp

Phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn của CTCP COMA18 (HOSE: CIG) tại ĐHĐCĐ thường niên 2016 diễn ra ngày 21/06, có một sự thay đổi đáng kể so với tài liệu đã công bố trước đại hội, khi sẽ tăng vốn điều lệ lên gần 315 tỷ, không phải là con số 280 tỷ đồng như trong tài liệu đã công bố.

ĐHĐCĐ thường niên của CIG diễn ra sáng ngày 21/06

Cụ thể, tại đại hội, HĐQT đã trình lên phương án phát hành riêng lẻ 18.1 triệu cp cho đối tác chiến lược, tăng vốn điều lệ lên gần 315 tỷ đồng. Đây là sự thay đổi khá bất ngờ bởi theo tài liệu được CIG công bố trước khi đại hội diễn ra khoảng 10 ngày, HĐQT dự kiến sẽ chỉ trình cổ đông thông qua việc tăng vốn điều lệ lên mức 280 tỷ đồng (tăng 145.6 tỷ đồng so với hiện tại) bằng hình thức phát hành cổ phiếu.

Theo phương án phát hành mới được thông qua, cổ đông sẽ ủy quyền cho HĐQT lựa chọn đối tác chiến lược, cũng như quyết định mức giá chào bán, thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3/2016. Số tiền thu về sẽ được đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án Kim Thành.

Chia sẻ bên lề đại hội, ông Lê Huy Lân - Chủ tịch HĐQT của CIG cho biết việc thay đổi lượng cổ phiếu phát hành nhằm đáp ứng theo kế hoạch sử dụng vốn cho dự án Kim Thành. Về vấn đề chào bán riêng lẻ, Công ty cũng đã tìm được đối tác chiến lược để thực hiện đợt phát hành.

Được biết, dự án Khu công nghiệp (KCN) Kim Thành có quy mô diện tích đất 168ha với tổng mức đầu tư dự kiến là 1,500 tỷ đồng. Theo lộ trình, dự án sẽ được thực hiện trong 5 năm từ quý 3/2016 đến quý 4/2020 và sau khi hoàn thành sẽ mang về khoản lợi nhuận khoảng 150 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty đã lập dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, phê duyệt dự án đầu tư, các thủ tục liên quan đến việc nhận giấy chứng nhận đầu tư, lên phương án và đền bù giải phóng mặt bằng.

Theo phương án của CIG, tổng vốn cho dự án trên (chưa kể lãi vay) khoảng hơn 871 tỷ đồng, trong đó, CIG sẽ vay tín dụng hơn 505 tỷ đồng, vốn tự có hơn 174 tỷ đồng và huy động từ các doanh nghiệp thuê hạ tầng gần 192 tỷ đồng. Bên cạnh đó, CIG cũng sẽ nhận khoản lãi vay trong thời gian xây dựng là hơn 74 tỷ đồng.

Đối với phần nhu cầu vốn tự có cho dự án, CIG dự kiến trong giai đoạn 1 sẽ cần huy động hơn 147 tỷ đồng và giai đoạn 2 cần có hơn 101 tỷ đồng. Trong đó, CIG sẽ thu từ tái cơ cấu tài sản đầu tư và nguồn khác gần 2.4 tỷ và dự kiến sẽ huy động 246 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ.

Nhu cầu vốn tự có của CIG (Đvt: triệu đồng)
(Nguồn tài liệu ĐHĐCĐ 2016)

Bên cạnh dự án KCN Kim Thành, CIG cũng sẽ đầu tư vào một số dự án khác như đầu tư bất động sản nhà ở khu Chung cư cao tầng trên diện tích 2,000m2 trên đường Mễ Trì, Nam Từ Liêm; một số dự án cụm công nghiệp Yên Mông ở Hòa Bình, đồng thời đầu tư một số dự án giao thông theo hình thức BOT. Mặt khác, Công ty cũng sẽ đầu tư nâng cao năng lực sản xuất cơ khí.

Đối với dự án KCN Nhuận Trạch - Hòa Bình có quy mô 231.68ha, hiện đã lập kế hoạch xong và được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Do suy thoái kinh tế, CIG đã báo cáo xin UBND tỉnh Hòa Bình giãn tiến độ thực hiện, chờ thời điểm thích hợp để triển khai

Kế hoạch 2016 tiếp tục lỗ 7 tỷ, chuyển sang UPCoM nếu bị hủy niêm yết

Năm 2016, CIG đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 120 tỷ đồng, tăng 28% so với thực hiện năm 2015. Tuy nhiên, kết quả sau thuế dự kiến tiếp tục lỗ 7 tỷ đồng.

Năm 2015, doanh thu của CIG đạt 94 tỷ đồng và lỗ ròng hơn 38 tỷ đồng, trong khi mục tiêu chỉ lỗ 5 tỷ. Đây là năm thứ 2 liên tiếp CIG ghi nhận lỗ trong kết quả kinh doanh và nếu tiếp tục lỗ năm thứ 3 (năm 2016), CIG sẽ bị hủy niêm yết trên HOSE.

Trước kế hoạch đề ra, cổ đông đã yêu cầu ban lãnh đạo đưa ra phương án cụ thể để cải thiện, chấm dứt tình hình thua lỗ hiện tại của Công ty. Đồng thời, cổ đông cũng chất vấn về trường hợp Công ty sẽ bị hủy niêm yết nếu tiếp tục thua lỗ trong năm 2016 thì sẽ như thế nào?

Trả lời ý kiến cổ đông, ông Lân cho biết, trong 4 năm gần đây chiến lược kinh doanh của CIG tập trung vào nhiều mảng, trong đó bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, hoạt động bất động sản của Công ty lại không đạt được hiệu quả như mong muốn, một phần do biến động thị trường khó khăn, gặp đối thủ cạnh tranh. Mặt khác do Công ty đầu tư quá dàn trải, nhiều dự án có tiền độ bị kéo dài dẫn đến nhiều khoản lỗ trong kết quả, làm ảnh hưởng tới các mảng kinh doanh khác như cơ khí, xây lắp.

Bên cạnh đó, một số khâu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp cũng gặp một số vướng mắc, dẫn đến không thể linh hoạt trong việc nắm cơ hội thực hiện đầu tư. Việc quản trị doanh nghiệp cũng chưa có những giám sát chặt chẽ gây ra nhiều lãng phí, một số phòng ban có quá nhiều nhân sự; các chi phí cũng chưa được sắp xếp hợp lý, gây ra nhiều thất thoát.

Trong năm 2016, Công ty sẽ tiến hành tái cơ cấu, nỗ lực đạt mục tiêu đề ra và phần đấu từ 2- 3 năm tới sẽ cố gắng khắc phục hết các vấn đề cũ còn tồn tại.

Về vấn đề hủy niêm yết, ông Lân cho biết, ban lãnh đạo sẽ cố gắng để hết sức để đạt được kết quả tốt nhất cho Công ty. Tuy nhiên, theo luật thì nếu công ty lỗ 3 năm liên tiếp sẽ bị hủy niêm yết, trong trường hợp đó, ban lãnh đạo có thể sẽ chuyển cổ phiếu của Công ty sang giao dịch trên sàn UPCoM.

Cuối cùng đại hội cũng thông qua bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2016-2021.

Cụ thể, thành viên HĐQT mới gồm:

  • Bùi Quang Đông  - Ủy viên HĐQT đương nhiệm  
  • Trần Đức Huế  – Cổ đông sở hữu 16% vốn
  • Đỗ Quang Khuê  – Cổ đông sở hữu 9.6% vốn
  • Lê Huy Lân – Chủ tịch HĐQT đương nhiệm
  • Trần Đức Minh – Cổ đông sở hữu 10% vốn

Thành viên BKS mới gồm:

  • Phùng Thị Thanh Giang
  • Nguyễn Đức Thăng – Thành viên BKS đương nhiệm
  • Lê Xuân Yên






MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hoà Phát đã rót hơn 1 tỷ USD vào "quả đấm thép" Dung Quất, dư nợ vay tăng mạnh 

"Quả đấm thép" Dung Quất, một dự án đầy hứa hẹn của Hoà Phát (HOSE: HPG), đã được đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Sản lượng và giá khí sụt giảm, PV GAS rơi 25% lãi quý 1

Đơn vị kinh doanh khí đốt của PVN (PetroVietnam) có quý kinh doanh sụt giảm lợi nhuận, do biến động về giá và sản lượng khí.

Các nguồn thu tăng trưởng âm, Vietcombank giảm 4% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) có quý đi lùi về mọi mặt, chỉ thu được 10,817 tỷ...

BVBank lãi trước thuế quý 1 hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) lãi trước thuế hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ năm trước, dù...

Tăng mạnh dự phòng, ABBank giảm 69% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) lãi trước thuế hơn 192 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước, do...

Ngành nào hấp thụ vốn vay nhanh nhất?

Giống với nguyên tắc đầu tư kinh điển - “không bỏ hết trứng vào một rổ”, các ngân hàng cũng đa dạng hóa danh mục cho vay để dàn trải rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Bán nha đam, thạch dừa giúp GC Food thu 40 tỷ mỗi tháng

Hưởng lợi khách hàng cũ tăng mua giúp CTCP Thực phẩm G.C (GC Food, UPCoM: GCF) lãi ròng gần 8 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 18% so với cùng kỳ. Đây là quý đầu năm...

Tiền gửi tăng trưởng âm, KienlongBank tăng 6% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) lãi trước thuế gần 214 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm...

Tăng 4 lần chi phí dự phòng, Vietbank giảm 63% lãi trước thuế quý 1

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) chỉ lãi trước thuế hơn 73 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm...

Lãi ròng HAH về đáy 13 quý, ghi nhận giá trị trái phiếu chuyển đổi 500 tỷ đồng

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) khép lại quý 1/2024 với lãi ròng giảm 50% so với cùng kỳ, thấp nhất 13 quý. Nợ vay tăng khi xuất hiện thêm giá trị trái...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98