Vietinbank, BIDV nghe theo ai?

01/06/2016 13:36
01-06-2016 13:36:10+07:00

Vietinbank, BIDV nghe theo ai?

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sinh ra để làm gì là câu hỏi bật lên khi có tin Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) làm sao để hai ngân hàng thương mại mà nhà nước có cổ phần chi phối phải chia cổ tức bằng tiền mặt chứ không được giữ lợi nhuận lại để tăng vốn.

* Bộ Tài chính yêu cầu VietinBank, BIDV trả cổ tức tiền mặt

 

Nhưng trước hết, có lẽ phải tóm tắt tình hình: hai ngân hàng gồm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - BIDV (BID) và Ngân hàng TMCP Công thương - Vietinbank (CTG) trước đây đều là ngân hàng thương mại quốc doanh nhưng sau đó đã cổ phần hóa. Cho đến nay nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối: hơn 95% vốn tại BIDV và hơn 64% tại Vietinbank.

Năm ngoái hai ngân hàng này làm ăn có lãi, BIDV lãi 7.036 tỉ đồng và Vietinbank lãi 7.360 tỉ đồng (trước thuế) nhưng đại hội đồng cổ đông của Vietinbank họp và quyết định không chia cổ tức còn của BIDV thì quyết định chia nhưng bằng cổ phiếu (tỷ lệ 8,5%) chứ không bằng tiền mặt.

Đương nhiên người nắm hầu bao của nhà nước là Bộ Tài chính không đồng tình nhất là trong bối cảnh thu ngân sách đang rất vất vả và bội chi cao. Đó là lý do tại sao có chuyện Bộ Tài chính đề nghị như thế với NHNN.

Đến đây nảy sinh một số câu hỏi, thứ nhất là về mặt quản trị, ai là người có quyền ra lệnh cho DNNN hay doanh nghiệp có gốc nhà nước, cụ thể là các ngân hàng mà nhà nước có cổ phần chi phối? Có phải là Bộ Tài chính (là nơi đại diện cho Chính phủ để quản lý toàn bộ mọi công sản) hay NHNN (là nơi hiện nay được giao nhiệm vụ đại diện cho phần vốn nhà nước ở các ngân hàng này)?

Câu trả lời đúng đắn là không phải Bộ Tài chính cũng không phải NHNN; từ năm 2010 khi Luật Doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực, tất cả mọi loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp chung thì nơi có thẩm quyền cao nhất với doanh nghiệp, kể cả các ngân hàng thương mại cổ phần như BIDV hay Vietinbank chính là đại hội đồng cổ đông. Bộ Tài chính hay NHNN muốn tác động gì đến các nơi này đều phải thông qua người đại diện cho phần vốn của nhà nước để họ có tiếng nói tại đại hội đồng.

Chính vì thế công văn của Bộ Tài chính viết rất chặt chẽ: “Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước tại hai ngân hàng trên vào ngân sách nhà nước”. Chỉ đạo thông qua người đại diện chứ không phải chỉ đạo cho hai ngân hàng một cách trực tiếp được!

Hai nơi này đã tổ chức đại hội đồng cổ đông, đã quyết định như nói ở trên, nên muốn thay đổi, tức chia cổ tức bằng tiền mặt thì phải được đại hội đồng cổ đông đồng ý, chứ không thể một mình người đại diện quyết định thay được. Mọi cách làm khác sẽ phá vỡ cấu trúc quyền lực của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, để lại những tiền lệ không hay.

Câu hỏi thứ hai, về mặt chính sách, DNNN hay doanh nghiệp mà nhà nước giữ cổ phần chi phối sinh ra để làm gì, có vai trò như thế nào? Nếu nhìn từ công văn của Bộ Tài chính thì DNNN chỉ nhằm đem tiền về cho ngân sách chăng?

Trong khi đó, nhìn từ phía các ngân hàng, quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu hay thậm chí không chia cũng nhằm nâng cao năng lực tài chính của các nơi này trong một tầm nhìn dài hạn hơn.

Vậy bên nào đúng bên nào sai?

Nên nhớ nếu sau này vì lý do nâng vốn điều lệ để bảo đảm tuân thủ các giới hạn về an toàn vốn, các ngân hàng phải phát hành thêm cổ phần mới, nhà nước không mua thì sẽ bị giảm tỷ lệ sở hữu, mua thì bỏ tiền ra tốn kém hơn cả khoản chia tiền mặt muốn nhận.

NHNN ở đây có hai vai trò: về mặt quản lý nhà nước, NHNN đã từng có chính sách kiểm soát chặt chẽ việc chia cổ tức ở các ngân hàng thương mại khác, tùy vào kết quả kinh doanh, trích lập dự phòng rủi ro và tiến độ xử lý nợ xấu. Với các ngân hàng mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối, cách quản lý của NHNN càng phải chặt chẽ hơn để dùng chúng như nòng cốt đảm bảo sự bền vững của hệ thống ngân hàng, chưa kể phải “điều quân” giúp các ngân hàng khác giải quyết nợ xấu. Điều đó quan trọng hơn việc chia tiền mặt cho ngân sách nhiều lần.

Về mặt chủ sở hữu, dĩ nhiên NHNN cũng muốn có cổ tức bằng tiền mặt như bao nhiêu cổ đông khác nhưng mong muốn này sẽ mâu thuẫn với nhu cầu quản lý nhà nước nói trên.

Đó là lý do tại sao đã bao nhiêu năm nay rất nhiều lời kêu gọi cũng như chính sách chính thức của Nhà nước hướng đến việc bỏ cơ chế chủ quản, tức bỏ cái mâu thuẫn nói trên.

Giải pháp tốt nhất là Chính phủ nên để DNNN tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Người đại diện cho phần vốn nhà nước dĩ nhiên phải nghe theo chỉ đạo của NHNN phối hợp với Bộ Tài chính như văn bản đã quy định. Nhưng một khi chưa có một ủy ban hay một cơ quan ngang bộ để quản lý phần vốn nhà nước tại các DNNN nhằm duy trì sự khách quan, Bộ Tài chính và NHNN cũng cần phải có tầm nhìn dài hạn vì sự an toàn và bền vững của hệ thống ngân hàng. Lúc đó nguồn thu của ngân sách mới bền vững theo chứ chỉ chăm chăm vào cổ tức tiền mặt sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì cả.

Nguyễn Vạn Phú

tbktsg





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bán ngoại tệ can thiệp – kế tiếp là gì?

Với lượng dự trữ ngoại hối hiện nay không phải là nhiều, chỉ xấp xỉ ba tháng nhập khẩu, khi trước đó – năm 2022 đã giảm hơn 22,7 tỉ đô la Mỹ cũng vì phải bán ra để...

Đà tăng giá USD chững lại

Tuần qua (22-26/04/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, làm gia tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên...

Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê

Vừa qua, tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, SeAMobile Biz - ứng dụng...

SHB năm thứ hai liên tiếp được vinh danh ngân hàng có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất...

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Chuyển đổi số ngân hàng: Nhân tài và tư duy số là thách thức

Chuyên gia đến từ các ngân hàng đều đồng ý rằng con người và tư duy số là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của bất kỳ tổ chức nào.

Kết thúc quý 1, TPBank báo lãi hơn 1,800 tỷ đồng

Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng sự nhạy bén trên thị trường, kết thúc quý 1/2024, TPBank thu về hơn 1,800 tỷ đồng, chốt lời tốt ở mảng đầu tư chứng khoán.

Sau ĐHĐCĐ, VietABank chia cổ tức 39% và đưa cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. ĐHĐCĐ đã thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kinh...

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98