Siêu Ủy ban quản lý vốn Nhà nước: Cần cân nhắc kỹ

23/07/2016 09:30
23-07-2016 09:30:07+07:00

Siêu Ủy ban quản lý vốn Nhà nước: Cần cân nhắc kỹ

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, việc thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp cần được xem xét, cân nhắc kỹ bởi có thể khiến cho tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp bị chậm lại; bộ máy hành chính Nhà nước bị phình to…

Mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố dự thảo Nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước. Trong đó nội dung được quan tâm nhiều nhất là dự kiến thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, sẽ có 30 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc nhiều lĩnh vực như xăng dầu, điện, dầu khí, viễn thông… đang thuộc sở hữu của nhiều Bộ ngành hiện nay sẽ được chuyển về Ủy ban quản lý.

Về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính cho biết, việc thành lập Ủy ban là thực hiện theo đúng Nghị quyết của Đại hội XII của Đảng, trong đó có nội dung quan trọng là cần tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý của cơ quan chủ sở hữu. Bên cạnh đó, trong các Nghị quyết của Quốc hội khi phê duyệt kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 cũng nêu nghiên cứu thành lập mô hình cơ quan quản lý vốn tài sản của Nhà nước phù hợp với tình hình mới.

Tuy nhiên, xung quanh dự thảo này còn một số bất cập.

Thứ nhất, dự thảo đưa ra mô hình Ủy ban là một cơ quan quản lý Nhà nước, như vậy sẽ không có gì khác so với hiện nay, mục tiêu tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý của cơ quan chủ sở hữu sẽ khó được thực thi. Khi 30 doanh nghiệp này được đưa về Uỷ ban, trong khi Ủy ban này thuộc cơ quan hành chính của Chính phủ, mặc dù không ban hành văn bản pháp luật nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về báo cáo, tham mưu… “Trong khi cơ quan quản lý Nhà nước bao giờ cũng có độ trễ nhất định, vì vậy việc có đảm bảo được mô hình quản trị doanh nghiệp hay không hoặc có cơ chế quản lý khác mô hình doanh nghiệp còn nhiều băn khoăn”, ông Tiến cho biết.

Thứ hai, mô hình của Ủy ban này vẫn chưa giải quyết triệt để được việc quản lý hiệu quả đồng vốn của nhà nước tại DNNN. Trong dự thảo chỉ có 30 doanh nghiệp lớn ở Trung ương thuộc diện đưa về Ủy ban quản lý, còn các doanh nghiệp ở địa phương sản xuất kinh doanh sẽ không được đưa về đây. Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp quốc phòng an ninh vẫn do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước quản lý…

Thứ ba, theo mô hình này, Ủy ban sẽ thay mặt cho nhiều Bộ, ngành vừa làm công tác quản lý vừa điều hành sản xuất kinh doanh sẽ rất khó. Như vậy, vấn đề đặt ra là liệu cơ quan này có đủ năng lực để phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh của 30 tập đoàn, tổng công ty thuộc các ngành nghề khác nhau không? 10 năm trước đây, trong giai đoạn đầu hoạt động, bên cạnh việc quản lý hiệu quả vốn đầu tư, SCIC làm cả việc quản lý lao động, sản xuất, kinh doanh dẫn đến không hiệu quả. Do đó, không nên ôm đồm nhiều việc, SCIC với vai trò là đơn vị quản lý đầu tư chỉ nên quan tâm việc bảo toàn, gia tăng vốn đầu tư. Mặt khác, việc thành lập Ủy ban cùng với khối lượng công việc nhiều như vậy sẽ phải tuyển thêm người đồng nghĩa bộ máy hành chính nhà nước phình thêm trong khi tiền chi hoạt động của cơ quan này là tiền ngân sách.

Thứ tư, Việt Nam cần đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước theo hướng thu gọn lại số lượng DNNN chỉ còn khoảng 200. Trong khi, 30 doanh nghiệp đưa về Ủy ban này đều nằm trong diện cổ phần hóa sắp tới. Đến năm 2020 số lượng DNNN sẽ giảm dần như vậy thì hiệu quả, tính lâu dài về hoạt động của Ủy ban khi đã thành lập ra cần cân nhắc kỹ. Mặt khác, việc thành lập Ủy ban có thể làm chậm tiến trình cổ phần hóa bởi quá trình tách, chuyển giao doanh nghiệp từ Bộ chủ quản về Ủy ban sẽ mất nhiều thời gian, trong khi đó một số doanh nghiệp có tâm lý không muốn cổ phần hóa sẽ lấy lý do này để dừng lại đợi.

Như vậy, nếu không thể khắc phục được những hạn chế đã nêu trên thì cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN và đưa các DNNN về SCIC để tránh lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, vấn đề quan trọng hiện nay là cần thúc đẩy cải cách DNNN để tạo sân chơi bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế theo đúng chủ trương của Chính phủ đã đề ra./.



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương họp bất thường đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi giữ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch Quốc hội khóa 15, theo nguyện vọng...

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98