Vì sao Trung – Nhật vẫn phải cần nhau?

28/07/2016 20:10
28-07-2016 20:10:00+07:00

Vì sao Trung – Nhật vẫn phải cần nhau?

Theo CNBC, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản không mấy tốt đẹp, nhưng về mặt thương mại và đầu tư, hai quốc gia này lại có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau.

Điều đó có thể thấy được qua sự hợp tác về mặt kinh tế từ rất sớm giữa hai “ông lớn” này: khoảng từ năm 1948 đến năm 1949, và thỏa thuận thương mại không chính thức đầu tiên giữa hai bên là vào năm 1952.

Vậy cụ thể là như thế nào?

Đối tác thương mại cùng có lợi   

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản là “bổ sung cho nhau và có lợi lớn cho cả hai phía”, như lời của Martin Schulz, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Fujitsu.

Lợi ích có thể không bằng nhau, nhưng có lợi cho lẫn đôi bên và mang lại nguồn thu cao hơn cho cả hai phía. Chẳng hạn như, thị trường xe hơi của Trung Quốc là quan trọng hơn nhiều đối với Nhật Bản và không thể được thay thế bằng nguồn cầu ở các quốc gia khác, và ngược lại, thị trường nông nghiệp Nhật Bản là quan trọng hơn đối với Trung Quốc. Một điều thú vị là, lượng xe hơi xuất khẩu từ Nhật sang Trung Quốc cũng tương đương với lượng sản phẩm nông nghiệp được xuất từ Trung Quốc sang Nhật", ông Schulz chia sẻ.

Nhật Bản hiện là điểm đến lớn thứ ba cho các mặt hàng xuất khẩu và cũng là quốc gia xuất xứ của các mặt hàng nhập khẩu lớn thứ tư của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc là điểm đến lớn thứ hai cho các mặt hàng xuất khẩu và là nhà cung cấp hàng đầu cho các mặt hàng nhập khẩu của Nhật.

Và dĩ nhiên, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại thì sản lượng xuất khẩu của Nhật Bản bị tác động tiêu cực là điều không thể tránh khỏi.

Trong tháng 5 vừa qua, sản lượng công nghiệp của Nhật đã giảm 0.4% so với cùng kỳ năm ngoái, và xuất khẩu cũng giảm 11.3% tháng thứ 8 liên tiếp. Lượng hàng được vận chuyển bằng đường thủy sang Trung Quốc giảm nhiều nhất: 14.9%.

Các công ty xuất khẩu của Nhật cũng phải đối mặt với vấn đề đồng JPY mạnh, khiến các mặt hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn, và làm cho lợi nhuận nước ngoài của họ suy giảm.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Trung Quốc và Nhật Bản cũng có mối quan hệ vững mạnh về FDI. Theo số liệu thống kê từ công ty Natixis, năm ngoái, 8.8% trong tổng lượng FDI của Nhật Bản là đổ vào Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc chỉ chịu xếp ngay sau Mỹ, quốc gia nhận FDI của Nhật Bản nhiều nhất.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Kohei Iwahara của Natixis, do mức lương ở Trung Quốc ngày càng tăng khiến lợi nhuận bị suy giảm nên các nhà sản xuất Nhật Bản đang bắt đầu chuyển sản xuất sang các quốc gia trong khối ASEAN như Việt Nam và Thái Lan.

Ở chiều ngược lại, theo thống kê của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, trong năm 2015, lượng FDI của Trung Quốc vào Nhật Bản cũng giảm 27.6% so với năm trước đó.

Nhật Bản: Điểm đến an toàn cho du khách Trung Quốc?

Mặc cho căng thẳng chính trị, du khách Trung Quốc vẫn đang lũ lượt kéo sang Nhật Bản nghỉ mát.

Sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu Trung Quốc cùng với sức tiêu thụ của họ đã thật sự mang lại lợi nhuận cho Nhật Bản. Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, trong năm 2015, lượng du khách Trung Quốc đến Nhật Bản đã tăng 107.3% so với năm trước đó, và gấp 6 lần so với cách đây 1 thập kỷ, biến Trung Quốc thành quốc gia có lượng du khách đến Nhật Bản nhiều nhất.

Một cuộc khảo sát hồi tháng 3 do JTB, hãng lữ hành lớn nhất Nhật Bản, tiến hành cho thấy lý do phổ biến nhất khiến du khách Trung Quốc đến Nhật Bản là “họ xem đây là một quốc gia châu Á phát triển”, cũng như “để thưởng thức các món ăn Nhật Bản ngay tại chính nước này”./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98