Lãi suất cho vay tiêu dùng: Luật có nhưng chưa rõ

18/08/2016 11:12
18-08-2016 11:12:17+07:00

Lãi suất cho vay tiêu dùng: Luật có nhưng chưa rõ

Trong những năm gần đây, cho vay tiêu dùng ngày càng được chú trọng phát triển, đặc biệt khi nhiều công ty tài chính được cấp phép hoạt động. Điều này giúp mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho người dân. Tuy nhiên, vấn đề lãi suất lại làm “đau đầu” người đi vay và những người quản lý.

Thời điểm nửa cuối năm thường được đánh giá là “mùa” vay vốn Ảnh: Trần Việt.

Vướng mắc lãi suất

Thời điểm nửa cuối năm thường được đánh giá là “mùa” vay vốn, khi người dân có nhu cầu nhiều hơn cho sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt… Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước – NHNN), tỷ lệ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam mới chiếm khoảng 12% trên tổng dư nợ, trong khi các quốc gia khác chiếm khoảng gần 30%. Như vậy, dư địa cho lĩnh vực này còn rất nhiều khi Việt Nam có tới hơn 93 triệu dân, thành phần trẻ, mức sống ngày càng được nâng cao. Cuối năm 2010, cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 2,3% tổng dư nợ tương đương 16.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2015 con số này đã tăng lên 6,8% tương đương 90.000 tỷ đồng.

Khảo sát tại một số ngân hàng cho thấy, nhiều chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất cạnh tranh từ 10-13%/năm được đưa ra đối với các nhu cầu vay: Mua nhà, xây nhà, mua ô tô, du học… Hơn nữa, nhiều ngân hàng còn đưa ra chính sách cho vay tín chấp, không cần tài sản đảm bảo… để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm đầu năm 2016, lãi suất cho vay tiêu dùng đã có sự nhích nhẹ từ 0,1-0,3%/năm.

Mặc dù lãi suất cao, nhưng theo chuyên gia tài chính- ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, nhiều người dân có nhu cầu vay vốn nhưng lại vướng phải nhiều thủ tục trong các biện pháp quản lý rủi ro vốn vay của ngân hàng, tiêu biểu như yêu cầu về chứng minh thu nhập, nên tín dụng tiêu dùng vẫn có “đất sống”. Khác với đối tượng doanh nghiệp với tài sản đảm bảo có thể là kế hoạch kinh doanh, hợp đồng mua bán... nhiều người dân với ngành nghề đặc thù, không chứng minh được tài sản đảm bảo thì đây sẽ là yêu cầu khó, họ không thể đáp ứng được nên đành nhờ cậy đến các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thậm chí nếu không vay được công ty tài chính họ sẽ phải tìm đến “tín dụng đen”.

Việc lãi suất tiêu dùng cao tại các công ty tài chính, một phần do ảnh hưởng từ xu thế chung khi lãi suất huy động đã có sự tăng nhẹ trong thời gian qua. Hơn nữa, nguyên nhân còn do quy định giới hạn huy động vốn từ cá nhân, đồng thời do việc hạn chế việc vay vốn trung, dài hạn tại các tổ chức tín dụng. Theo Thông tư 21/2012/TT-NHNN của NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ có thể vay vốn ngắn hạn từ các ngân hàng trong nước, trong khi nhu cầu vốn trung và dài hạn vẫn phải có.

Bên cạnh đó, Thông tư 06/2016/TT-NHNN của NHNN cũng đưa ra yêu cầu các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 200% xuống còn 100% và sẽ giảm tiếp xuống 90% vào đầu năm 2017 và 80% vào đầu năm 2018. Những quy định này đòi hỏi các công ty tài chính phải tăng cường huy động vốn, trong đó có biện pháp tăng lãi suất.

Cần sớm có hướng dẫn cụ thể

Trước tình hình lãi suất vay tiêu dùng có phần cao như trên, TS. Luật sư Phạm Đức Bảo, Đại học Luật Hà Nội cho biết, quy định về vay tiêu dùng vẫn chưa có hành lang pháp lý riêng để bảo vệ quyền lợi người đi vay và bên cho vay. Các quy định cho các tổ chức tín dụng về vay tiêu dùng vẫn còn chung chung, nhiều điểm chưa chặt chẽ, gây khó khăn cho cả hai phía. Do đó, Chính phủ và NHNN cần xây dựng hành lang pháp lý quy định rõ ràng về lãi suất, điều kiện vay vốn, tài sản đảm bảo…

Tại Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ 1-1-2017 có đưa ra quy định về lãi suất thỏa thuận cho vay tiêu dùng như sau: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.

Đây được xem là quy định mới nhất về lãi suất thỏa thuận, tạo hành lang pháp lý để xác định lãi suất theo cơ chế thị trường, bảo vệ người đi vay và thể hiện được vai trò quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, quy định nêu trên chưa chặt chẽ khi mở ra điều khoản “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Bởi lẽ, một số ý kiến cho rằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng không được quá 20%/năm như quy định tại Bộ Luật Dân sự. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, quy định "trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác" khiến các ngân hàng và công ty tài chính sẽ dựa theo Luật Các tổ chức tín dụng với quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất. Do đó, lãi suất có thể vẫn vượt lên con số 20%/năm, hoặc cũng có thể thấp hơn 20% theo thỏa thuận đạt được giữa bên đi vay và cho vay.

Từ thực trạng trên, thiết nghĩ cần sớm có hướng dẫn cụ thể quy định về lãi suất cho vay tiêu dùng tại Bộ Luật Dân sự. Đại diện Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cũng cho rằng, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tránh những vướng mắc không cần thiết liên quan đến hình thức trả nợ, mức lãi suất theo kỳ hạn…, người tiêu dùng cần phải có một cơ quan tư vấn hoặc các tổ chức tín dụng phải áp dụng theo hợp đồng mẫu do NHNN quy định… 

Hương Dịu

Hải quan



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024 - Nam A Bank ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 30%

Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần...

Chuyển đổi số ngân hàng: Nhân tài và tư duy số là thách thức

Chuyên gia đến từ các ngân hàng đều đồng ý rằng con người và tư duy số là những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của bất kỳ tổ chức nào.

Kết thúc quý 1, TPBank báo lãi hơn 1,800 tỷ đồng

Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng sự nhạy bén trên thị trường, kết thúc quý 1/2024, TPBank thu về hơn 1,800 tỷ đồng, chốt lời tốt ở mảng đầu tư chứng khoán.

Sau ĐHĐCĐ, VietABank chia cổ tức 39% và đưa cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX

Ngày 26/4/2024, tại Hà Nội, VietABank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. ĐHĐCĐ đã thảo luận và thông qua báo cáo kết quả kinh...

Tỉ giá lại có diễn biến mới

Trong khi giá USD ngân hàng lao dốc mạnh thì trên thị trường tự do lại nhảy vọt.

NHNN đề xuất chứng chỉ tiền gửi được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam 

Tại dự thảo Thông tư quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đề...

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98