Sức ép cạnh tranh từ gạo Campuchia trên thị trường Việt Nam

04/08/2016 17:27
04-08-2016 17:27:41+07:00

Sức ép cạnh tranh từ gạo Campuchia trên thị trường Việt Nam

Trong khi tại thị trường miền Nam, gạo Campuchia đang được nhiều khách hàng ưa chuộng dù giá thành cao thì ở miền Bắc, gạo Campuchia vẫn chưa xuất hiện nhiều và chưa được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

Ảnh minh họa. (Nguồn: 21food.com)

Chưa gây "cơn sốt" như ở miền Nam

Mặc dù ở thị trường miền Nam, các loại gạo Campuchia đã trở nên quen thuộc và đang ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, tại miền Bắc, các loại gạo Campuchia, dù đã xuất hiện nhưng chưa tạo nên “cơn sốt” như tại các tỉnh phía Nam trong thời gian qua.

Chị Nguyễn Thị Huyền, chuyên buôn bán gạo tại chợ đâu mối Long Biên (Hà Nội) cho biết: “Hiện nay, các loại gạo ở miền Nam bán tại thị trường ngoài Bắc chủ yếu là các loại gạo thơm, gạo dẻo. Tuy nhiên, do các loại gạo này dẻo, thơm như gạo nếp nhưng nhạt nên thường trộn với các loại gạo cho cơm khô để cơm dẻo, thơm và ngọt hơn. Gạo Campuchia cũng có bán ở Hà Nội nhưng ít và chưa nhiều khách hàng biết đến.”

Các loại gạo miền Nam thì có đặc tính hạt đẹp đều, xay xát có thêm quá trình đánh bóng nên những loại gạo này khi nấu thường cho cơm dẻo, trắng nhưng khi ăn cơm lại có cảm giác hơi nhạt. Gạo Campuchia vừa có được những đặc tính của gạo miền Nam là hạt gạo đều đẹp nhưng khi nấu lại nở hơn, ngọt hơn các loại gạo miền Nam. Tuy nhiên, gạo miền Bắc có nhiều giống gạo dẻo, thơm, vị ngọt nên gạo Campuchia không dễ để cạnh trạnh với các loại gạo phía Bắc.

Chị Nguyễn Thu Quỳnh (Lĩnh Nam, Hà Nội) cho biết, gia đình chị thích ăn gạo dẻo, thơm nên chọn gạo Tám Xoan Hải Hậu, hạt gạo thon nhỏ, mùi thơm nhẹ, nấu cơm có vị ngọt đậm còn các loại gạo dẻo thơm nhập khẩu khác của Thái Lan và Nhật Bản, chị đều đã mua thử nhưng nấu cơm vị nhạt hơn.

Hiện nay, tại miền Bắc, các loại gạo thơm, dẻo, ngọt cơm được khách hàng ưa chuộng gồm: Gạo Tám Xoan, Tám Điện Biên, Bắc Hương… có giá từ 15-20.000 đồng/kg. Trong khi đó, gạo Campuchia chủ yếu gồm các loại: Sa Mơ, Lài Sữa, Lài Miên, Móng Chim, Sóc Miên… với giá khoảng 18.000-25.000 đồng/kg tùy từng loại. Về giá thành, gạo Campuchia có giá cao hơn các loại gạo dẻo đang được ưa chuộng tại phía Bắc.

Anh Thành, một tiểu thương kinh doanh gạo cho biết, hiện nay gạo Campuchia chủ yếu bán tại thị trường miền Nam là do nguồn cung không lớn nên chưa chuyển ra phía Bắc nhiều. Tuy nhiên, gạo Campuchia được đánh giá là gạo lúa mùa, loại lúa ít sử dụng thuốc trừ sâu nên “sạch” hơn, an toàn hơn, vì thế rất có thể nếu đưa ra thị trường ngoài Bắc dù giá cao hơn các loại khác vẫn có thể cạnh tranh được.

Đánh động doanh nghiệp Việt

Đánh giá về chất lượng gạo Campuchia, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề Muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Lê Văn Bảnh cho biết, gạo Campuchia đa số là gạo mùa, gạo được trồng duy nhất một vụ/năm nên sản lượng không nhiều, năng suất thấp. Tuy nhiên, thông thường những giống gạo này có thời gian trồng dài nên có chất lượng tốt hơn.

Người tiêu dùng phía Bắc vẫn ưa chuộng các loại gạo dẻo của Việt Nam. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)

Cục trưởng Lê Văn Bảnh cũng cho hay, hiện nay việc nhập các sản phẩm gạo Campuchia chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch nên khó kiểm soát được số lượng và chất lượng. Gạo Campuchia hiện được cung cấp chủ yếu ở một số thị trường khu vực miền Nam và theo thị hiếu người tiêu dùng cũng có một bộ phận khách hàng ưa chuộng các sản phẩm này.

“Hiện không ai thống kê được bao nhiêu phần trăm, hay bao nhiêu người sử dụng gạo Campuchia, song nếu có thống kê thì chưa chắc đã được 5-10% số dân ưa chuộng. Thêm vào đó, việc nhập khẩu chủ yếu là đường tiểu ngạch nên về vấn đề chất lượng gạo Campuchia hơn gạo Việt Nam thì cũng chưa chắc,” ông Bảnh nói.

Trên thực tế, các sản phẩm gạo như gạo Campuchia, gạo Thái Lan nhập sang Việt Nam ít khi để nguyên bao, bày bán theo xô mà các sản phẩm thường được đóng gói phải có bao bì, nhãn mác rõ ràng, có các thông số chất lượng….Thế nhưng, nhiều khi gạo trong nước nhưng lại được quảng cáo là gạo nhập để “đánh” vào thị hiếu của người tiêu dùng.

Việc người tiêu dùng có sử dụng sản phẩm gạo Campuchia, đối với thị trường lúa gạo trong nước cũng không có gì đáng ngại do Campuchia có diện tích trồng, sản lượng gạo, năng suất không nhiều để xuất khẩu trên thị trường. Tuy nhiên, đối với thị trường gạo hiện nay, các vấn đề cạnh tranh được đặt lên hàng đầu là chất lượng, giá cả, mẫu mã chứ không chỉ về sản lượng.

“Qua vấn đề này, cũng đánh động các doanh nghiệp phải tự tổ chức lại sản xuất để mình chọn giống năng suất, chất lượng, đảm bảo vấn đề thương hiệu, mẫu mã để tăng sức cạnh tranh để làm sao người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu gạo trong nước,” ông Bảnh nhấn mạnh.

Sản phẩm gạo Campuchia đang được người Việt ưa chuộng do chất lượng, mẫu mã hơn gạo Việt, thậm chí ngay cả khi gạo Camphuchia giá cao hơn vẫn có thể cạnh tranh với gạo Việt. Sản lượng, năng suất không còn là yếu tố quyết định, đã đến lúc, con đường xây dựng thương hiệu chính là con đường phát triển bền vững cho lúa gạo Việt Nam./.

vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vì sao giá cà phê tăng mạnh chưa từng thấy?

Giá cà phê robusta trên thị trường quốc tế vừa chạm mức đỉnh mới trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt gây khó khăn cho việc gieo trồng cà phê, trong khi nhu cầu...

Giá cà phê Robusta chạm mức cao nhất trong 45 năm

Việt Nam, nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất, tiếp tục đối mặt với khó khăn vụ thu hoạch kém trong cả vụ trước và vụ hiện tại là một trong những nguyên nhân...

Doanh nghiệp cần làm gì trước những rào cản kỹ thuật đối với nông sản?

Thời gian qua, các hiệp định thương mại tự do được ký kết đã tạo nhiều cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, đây cũng là lúc nhiều...

Việt Nam có kho ‘vàng đen’ lớn nhất thế giới nhưng giá xếp chót bảng

Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu “vàng đen” trong hơn 20 năm qua. Thế nhưng, giá mặt hàng này của nước ta lại xếp chót bảng so với các nước xuất...

4 tháng đầu năm 2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 72%

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, nhập khẩu đạt 14,32 tỷ USD, như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng...

Sầu riêng rớt giá, nhà vườn lên mạng tìm người mua

Dù giá sầu riêng tại ĐBSCL đang trong đà giảm mạnh so với đầu tháng 3, song nông dân vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 22-28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc...

Ngành rau quả kỳ vọng lập kỷ lục xuất khẩu mới 

Theo ước tính của Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 4, xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước...

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98