1,839 tỉ đồng “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất

16/09/2016 13:09
16-09-2016 13:09:37+07:00

1,839 tỉ đồng “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất

Trước nạn kẹt xe, ngập nước xung quanh và trong sân bay Tân Sơn Nhất liên tiếp gần đây, nhiều giải pháp đang được đề ra để tập trung giải quyết tình trạng này.

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM đã đề xuất 5 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1,800 tỉ đồng. Để đẩy nhanh tiến độ “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất, sở còn đề xuất cần có những cơ chế đặc thù trong quá trình thẩm định, phê duyệt, triển khai các dự án...

Từ cầu vượt đến hầm chui

Theo phân tích của Sở GTVT TP, hành khách ra vào sân bay Tân Sơn Nhất chủ yếu đi theo đường Trường Sơn (Q.Tân Bình). Trong khi đó, tuyến đường này đồng thời được sử dụng chung cho xe cộ lưu thông từ các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức và tỉnh Bình Dương qua địa bàn Q.Tân Bình, khu vực trung tâm TP nên thường bị quá tải.

Để giải quyết cơ bản bài toán kẹt xe ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Sở GTVT TP đã đề xuất 5 dự án nói trên. Trong đó chú ý nhất là dự án xây dựng cầu vượt thép một chiều tại nút giao thông đường Trường Sơn - đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (Q.Tân Bình) với vốn đầu tư hơn 771 tỉ đồng.

Đây là cầu vượt thép dạng chữ Y có chiều dài hơn 99m, rộng 11.5m, theo hướng từ đường Trường Sơn có nhánh 1 vào nhà ga quốc nội và nhánh 2 vào ga quốc tế (tổng chiều dài 219m, mặt cầu rộng 8m).

Giai đoạn hai của dự án sẽ tiếp tục mở thêm hướng lưu thông vào sân bay bằng việc xây hầm chui qua đường Trường Sơn, theo hướng từ cửa ra nhà ga quốc nội đi sang đường Hồng Hà với chiều rộng 6.5m, tổng chiều dài hầm 390m.

Một dự án khác do Sở GTVT TP đề xuất là cầu vượt theo dạng hình chữ Y, với nhánh Nguyễn Thái Sơn - Hoàng Minh Giám và nhánh Hoàng Minh Giám - Nguyễn Kiệm. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 504 tỉ đồng, hiện đã được HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, Sở GTVT TP cũng đề xuất ba dự án khác, gồm: cải tạo, mở rộng đường Hoàng Minh Giám, đoạn từ ranh công viên Gia Định đến đường Đào Duy Anh và đoạn nối đường Phổ Quang hiện hữu (Q.Phú Nhuận); mở rộng đường Hoàng Hoa Thám và cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long (Q.Tân Bình).

Đối với hai dự án xây cầu vượt thép tại nút giao thông đường Trường Sơn - đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài và nút giao thông Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm, Sở GTVT TP đề xuất UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thực hiện theo dự án khẩn cấp và áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các bước lập dự án, khảo sát, thiết kế... để dự án được triển khai một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, Sở GTVT TP cũng kiến nghị UBND TP tạo ra những cơ chế đặc thù khác để các dự án được triển khai nhanh như: cho phép tổ chức thi công từng hạng mục, từng bộ phận, thành phần công việc của công trình khi hồ sơ thiết kế đang được thẩm định phê duyệt; cho phép chủ đầu tư tạm ứng đến 50% giá trị hợp đồng xây lắp để chủ động nhập vật tư sản xuất trước các cấu kiện lắp đặt...

Đặc biệt, Sở GTVT TP kiến nghị Bộ Quốc phòng chấp thuận bàn giao phần đất thuộc lộ giới quy hoạch đường Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Hoa Thám để mở rộng các tuyến đường này.

Kẹt cứng trên đường Trần Quốc Hoàn (hướng từ sân bay Tân Sơn Nhất) về các quận trung tâm mỗi khi vào giờ cao điểm - Ảnh: HỮU KHOA

Nhiều dự án chống ngập được triển khai

Nếu như kẹt xe ảnh hưởng đến việc đi lại của hành khách là chính thì tình trạng ngập nước ở sân bay Tân Sơn Nhất đe dọa an toàn các chuyến bay. Nhiều chuyến bay bị hoãn, thậm chí phải “ghé tạm” sân bay khác trong trận mưa lớn ngày 26/08 và trận mưa ngày 11/09 vừa qua.

Về nguyên nhân gây ngập, các đơn vị liên quan cho rằng ngoài việc xuất hiện những trận mưa cực đoan quá lớn như trận mưa ngày 26/08 (có lượng mưa 149mm, vượt gấp đôi tần suất thiết kế cống hiện nay) thì còn do tình trạng lấn chiếm các mương thoát nước chính cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết hiện nay khu vực bên trong sân bay chia làm 3 khu vực thoát nước. Trong đó, khu vực hành chính, khu sân golf thoát nước về hướng đường Phạm Văn Bạch ra kênh Tham Lương.

Hướng thứ hai là khu vực nhà ga quốc tế và khu vực sửa chữa máy bay thì nước thoát ra mương Nhật Bản.

Hướng thoát nước thứ ba là khu vực sân đậu máy bay, thoát ra mương A41 ra đường Cộng Hòa. Do mương A41 có một đoạn bị lấn chiếm, bồi lấp tạo thành nút thắt nên khi mưa lớn nước không thoát kịp gây ngập sân đậu máy bay.

Một cán bộ của Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết đã triển khai nhiều phương án chống ngập bên trong sân bay.

Cụ thể, đã tổ chức nạo vét hệ thống thoát nước phía trong sân bay, đồng thời tăng cường sử dụng hai máy bơm (công suất mỗi máy 1,500m3/giờ) để bơm nước ngập từ khu vực sân đậu ra mương A41. Về hướng lâu dài, vị cán bộ này cho biết đang tính đến phương án làm hồ điều tiết chống ngập trong sân bay.

Về việc thoát nước bên ngoài sân bay, đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP cho biết mương thoát nước A41 hiện đã được thay thế 7 đoạn cống và tiếp tục triển khai nạo vét tuyến mương này. Tuy nhiên, vị này cho rằng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời...

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160916/1839-ti-dong-giai-cuu-san-bay-tan-son-nhat/1172271.html



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh

Sau khi các hãng hàng không tăng chuyến, giá vé chặng bay vàng Hà Nội - TPHCM bắt đầu hạ nhiệt, giảm một nửa so với đợt sau Tết Âm lịch.

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98