“Siêu ủy ban” có gỡ được bất cập quản lý vốn nhà nước?

10/10/2016 07:56
10-10-2016 07:56:48+07:00

“Siêu ủy ban” có gỡ được bất cập quản lý vốn nhà nước?

Xung quanh đề xuất mô hình Ủy ban Quản lý, Giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, thời gian qua được công chúng gọi là “siêu ủy ban”, có nhiều ý kiến băn khoăn.

Theo các chuyên gia kinh tế, “siêu ủy ban” chưa chắc là giải pháp cho việc quản lý vốn nhà nước nếu không thay đổi trong cách tiếp cận từ gốc rễ. Ảnh: THÀNH HOA

20 năm đổi mới quản lý vốn nhà nước

Năm 1996, Chính phủ đã thành lập Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Sau khi hoạt động hơn bốn năm thì tổng cục này bị giải thể và chuyển thành Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính cho đến nay. Tới năm 2003, Chính phủ đã thành lập Công ty Mua bán nợ (DATC) và năm 2005 thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Ngoài ra còn có Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (HFIC) và Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội (HANIF) đang làm nhiệm vụ gần giống với SCIC ở hai thành phố lớn nhất nước.

Mục tiêu của việc ra đời Cục Tài chính doanh nghiệp, DATC và SCIC đều rất gần nhau, nhằm xóa bỏ sự can thiệp của các cấp quản lý hành chính vào hoạt động kinh doanh của DNNN mà rõ nhất là các quyết định xử lý công nợ và quyết định đầu tư vốn, sử dụng vốn. Thứ hai là tách chức năng chủ sở hữu của các cơ quan quản lý nhà nước ra khỏi chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp bằng việc chuyển giao các DNNN trực thuộc ủy ban tỉnh, thành phố sau cổ phần hóa về SCIC.

Các mô hình trên đều đạt được những mục tiêu nhất định, nhưng cho đến nay đều nửa vời. Mỗi đơn vị đang làm một phần việc của công cuộc cải tổ quản lý vốn nhà nước. Ví dụ, SCIC từng muốn phát triển theo mô hình Quỹ Đầu tư chính phủ (Temasek) của Singapore nhưng hiệu quả chưa đi tới đâu, đến nay chỉ nắm được vốn trong một số DNNN nhỏ lẻ sau cổ phần hóa (các DNNN có vốn nhà nước trực thuộc bộ và trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố và không nằm trong các tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước lớn), đồng thời vấp phải sự thiếu hợp tác của một số địa phương. Cục Tài chính doanh nghiệp, DATC, HFIC, HANIF mỗi đơn vị nắm một phần việc quản lý vốn nhà nước ở chỗ này chỗ khác.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói: “Nghị quyết Trung ương 3 khóa 9 của Đảng đề cập đến việc phải quản vốn nhà nước cách đây 20 năm rồi. Trong quá trình thực hiện cải cách DNNN, thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa... chúng ta cũng đã đưa nhiều nội dung và quy định về quản vốn nhà nước vào, trong đó có việc lập ra các mô hình quản lý vốn nhà nước. Hiện có nhiều cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước, từ Chính phủ quản trực tiếp đến Bộ Tài chính, SCIC, các bộ, địa phương... khiến việc này phân tán, không hiệu quả, thậm chí gây thất thoát vốn nhà nước”.

Và đó là lý do để đề án “siêu ủy ban” quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại DNNN ra đời với chức năng, nhiệm vụ gần giống Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước 20 năm trước: cũng quản lý, cũng giám sát và cũng là một cấp hành chính đại diện quyền sở hữu vốn và tài sản nhà nước tại DNNN, trong khi những đứa con đã ra đời kia đang bồn chồn vì tương lai chưa biết ra sao.

Xem thêm tại đây



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98