Bên lề bầu cử Tổng thống Mỹ: Người thắng lớn nhất là... Twitter

09/11/2016 13:20
09-11-2016 13:20:37+07:00

Bên lề bầu cử Tổng thống Mỹ: Người thắng lớn nhất là... Twitter

Câu chuyện về gia đình Bush

Theo NBC, cựu Tổng thống George W. Bush và vợ là Laura đã không bầu cho Donald Trump hay Hillary Clinton dù trước đó có dự báo cho rằng ông Bush sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton.

Cựu Tổng thống George W. Bush và vợ là Laura

Cựu Tổng thống George H.W. Bush (Bush cha) và Mitt Romney, người từng được Đảng Cộng hòa đề cử trong năm 2012, cũng không ủng hộ cho ông Trump. Đây được xem là một diễn biến bất thường trong các nhân vật hàng đầu của Đảng này.

Phải chăng ông Trump mất điểm từ các nhân vật được xem là những người “đặt nền móng” cho Đảng Cộng hòa vì các phát ngôn thiếu kiểm soát của mình hay chỉ vì ông từng đánh bại một thành viên khác trong gia đình Bush danh giá (Jeb Bush) trong cuộc đua sơ bộ trước đó?

Câu chuyện về 2 người phụ nữ

Cuộc đua này cũng chứng kiến nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau của cử tri. Ở Warren, thành phố lớn thứ ba của bang Michigan, có 2 phụ nữ đã đến nơi bỏ phiếu rất sớm.

Lindsey Hooton dù đã 37 tuổi nhưng trước giờ chưa hề đi bầu Tổng thống, đơn giản là vì bà cảm thấy... không cần thiết. Lần này, bà đã có mặt ngay khi phòng bỏ phiếu mở cửa, với chiếc nón có dòng chữ màu đỏ “Hãy làm cho nước mỹ tuyệt vời trở lại” (Đây cũng là khẩu hiệu bầu cử của ông Trump).

“Tôi muốn ông ấy làm cho nước Mỹ tuyệt vời trở lại. Tôi muốn các con mình được hưởng một nền giáo dục tốt và muốn có đủ tiền mua bảo hiểm y tế cho cả gia đình”, Hooton chia sẻ.

Nhưng Marshia Matthews thì lại không được chắc chắn như thế. Khi đứng xếp hàng, bà vẫn chưa xác định được là sẽ bầu cho ai. Chồng bà thì bảo bầu cho Hillary Clinton, nhưng em trai bà lại dọa sẽ... không nói chuyện nếu bà không ủng hộ ông Trump.

Ở tuổi 60, Matthews đã từng bỏ phiếu cho cả 2 Đảng, nên lần này chọn ai cũng là điều bình thường. Lúc đầu bà thậm chí từng dùng lá phiếu cho người không đến được nơi bầu cử, với kết quả là không chọn bà Clinton, nhưng cuối cùng lại không gửi đi mà lại quyết định đích thân đến nơi bầu cử (dĩ nhiên là phải hủy quyền dùng lá phiếu kia trước). Sau khi bỏ phiếu xong, bà cho biết: “Tôi vẫn còn thấy rất xung đột và... tội lỗi trong lòng”, nhưng lại từ chối tiết lộ chọn lựa của mình.

Đã có tiếng súng trong ngày bầu cử

Một điểm bỏ phiếu tại Azusa, California, hiện phải tạm đóng cửa sau khi có một vụ nổ súng xảy ra gần đó. Theo nhà chức trách, đã có 2 người bị thương vong. Azusa nằm cách Los Angeles khoảng 30 dặm.

Một cử tri cho biết khi anh đang ở trong phòng bỏ phiếu thì nghe vài tiếng súng vang lên và mọi người từ ngoài bắt đầu chạy vào nấp trước khi cảnh sát ra lệnh đóng cửa. Một nữ cử tri cũng cho biết là đã nghe tiếng súng. Cô cho biết thêm là cảnh sát không cho phép ai rời tòa nhà bỏ phiếu nhưng vẫn được phép bỏ phiếu trong khi chờ đợi.

Bên trong “phòng chiến sự” của ông Trump

Ông Trump đang căng thẳng theo dõi cuộc bầu cử cùng đội ngũ của mình

Tỷ phú Warren Buffett ủng hộ bà Clinton theo cách “độc”

“Nhà tiên tri của Omaha” đã đi bầu rất sớm vào sáng nay và sau đó dùng thời gian còn lại trong ngày để khuyến khích cử tri bằng cách đi chung với họ tới nơi bỏ phiếu trên những chiếc xe "Ollie The Trolley”.

“Đó là một bài học công dân quan trọng rất thực tế. Đây là khu vực cực kỳ quan trọng vì Nebraska và Maine là hai bang có thể làm thay đổi số phiếu đại cử tri của ứng viên”, Buffett chia sẻ. Tổng thống Barack Obama từng thắng ở Nebraska vào năm 2008.

Rõ ràng, nếu cuộc đua hôm nay là sít sao thì chỉ cần 1 phiếu đại cử tri ở đây cũng có thể giúp tạo nên sự khác biệt.

Lần đầu tiên ông Trump trở thành đối tượng yêu thích của... thị trường cá cược

Theo Betfair, sàn cá cược lớn nhất thế giới, Donald Trump đã trở thành đối tượng yêu thích của thị trường này. Chủ nhật vừa qua, tỷ lệ cược dành cho chiến thắng của ứng viên này đã vọt lên đến 83%.

Một công ty cá cược trực tuyến có trụ sở ở Anh cũng cho biết tỷ lệ cược dành cho chiến thắng của ông Trump đã lên đến 50 – 50.

Reuters cho biết giới cá cược trên khắp thế giới đã đặt “bộn” tiền vào kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ lần này, khi con số trên Betfair đã lên đến 130 triệu USD vào hôm Chủ nhật, gần đạt mốc 159 triệu USD cho sự kiện trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của Anh hồi tháng 6 năm nay.

Hàng ngàn người rồng rắn xếp hàng vào nơi ăn mừng của bà Clinton

Một đám đông lên đến hàng ngàn người đang xếp hàng vào nơi bà Clinton dự định tổ chức tiệc mừng với hy vọng sẽ được chứng kiến giây phút lịch sử của nữ Tổng thống đầu tiên ở Mỹ.

Nơi được chọn là trung tâm hội nghị Jacob K. Javits của thành phố Manhattan, New York. Hiện chiều dài của đám đông đã lên đến... vài tòa nhà, khiến cho việc đi vào và kiểm tra an ninh trở nên khó khăn. Ít nhất một phụ nữ đã bị ngất xỉu trong khi xếp hàng chờ.

MarketWatch cho biết những người ủng hộ bà Clinton đã đến đây từ rất sớm và thể hiện tâm trạng lẫn cảm xúc cùng với kết quả ở mỗi bang: vui mừng ở bang Vermont, reo hò khi giành chiến thắng ở Virginia, rồi căng thẳng khi bị Donald Trump vượt qua ở bang “chiến sự” Florida, và... lo sợ khi “tỷ số” là 168 – 109 nghiêng về ông Trump.

Người thắng lớn nhất là... Twitter

Theo giới phân tích, cho dù ông Trump hay bà Clinton giành chiến thắng trong cuộc đua Tổng thống thì người thắng cuộc lớn vẫn là Twitter. Tính đến 9 giờ tối thứ Ba ở Mỹ, đã có hơn 35 triệu tweet liên quan đến bầu cử được các cư dân mạng đưa lên trang xã hội này, vượt xa con số kỷ lục 31 triệu trong ngày bầu cử năm 2012.

Với 317 triệu người dùng nhưng tăng trưởng lại ì ạch, Twitter thường bị xem là “cửa dưới” so với Facebook. Nhưng tình thế đã thay đổi trong ngày bầu cử, khi người ta muốn cập nhật mọi sự kiện cũng như săn tìm những bình luận mới nhất trong ngày đáng nhớ này.

“Trên Facebook, phần lớn bạn chỉ xem được nội dung mà bạn bè của mình chia sẻ, trong khi trên Twitter, bạn có thể xem được bất kỳ điều gì từ bất kỳ người nào”, Jan Dawson, chuyên gia phân tích trưởng của Jackdaw Research, cho biết.

“Từ mặt” nhau trên Facebook vì... ông Trump và bà Clinton

“Chiến sự” không chỉ diễn ra trên chính trường mà còn cả trên... Facebook khi vài tháng trước ngày bầu cử, các tranh luận chính trị đã làm nóng trang mạng xã hội này. Và kết quả là thường... buồn cho cả hai. Đại diện của Facebook cho biết cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 đã làm phát sinh 5.3 tỷ cập nhật, like, bình luận và chia sẻ, với gần 110 triệu người Mỹ tham gia tranh luận từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay. Nhưng họ lại không cho biết bao nhiêu người đã “từ mặt” bạn bè mình (unfriend) vì họ không có số liệu này.

Tuy nhiên, theo MarketWatch, khoảng 7% cử tri cho biết hoặc là họ đã đánh mất hoặc là đã chấm dứt quan hệ với bạn bè mình cũng chỉ vì... cuộc đua vào chiếc ghế Tổng thống năm nay. Và theo một cuộc thăm dò gần đây của đại học Monmouth với 700 cử tri có dùng Facebook ở New Jersey, cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ có tỷ lệ nhấn nút unfriend cao hơn so với cử tri ủng hộ Đảng Cộng hòa và các cử tri ủng hộ đảng khác, với tỷ lệ lần lượt là 9%, 6% và 3%.

Đây không phải là điều bất thường trong mùa bầu cử vì 7% cử tri cho biết họ đã mất bạn bè trong các chiến dịch trước đây, nhưng hơn 2/3 cử tri cho rằng cuộc đua năm nay đã mang lại những con người “tệ nhất” và hầu hết họ đều không đồng tình với những lời lẽ của các ứng viên trong chiến dịch.

Tiếp tục cập nhật...





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98